Top 100 Đề thi Ngữ văn lớp 6 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Top 100 Đề thi Ngữ văn lớp 6 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, có đáp án với trên 100 đề thi môn Ngữ văn được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Văn lớp 6.

Mục lục Đề thi Ngữ văn lớp 6 năm 2023 mới nhất

Xem thử Đề Văn KNTT Xem thử Đề Văn CTST Xem thử Đề Văn CD

Chỉ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo


Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều


Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức

Top 100 Đề thi Ngữ văn lớp 6 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Bộ đề thi Ngữ văn 6 - chương trình cũ:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh.

B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

C. Thạch Sanh.

D. Thánh Gióng.

Câu 2 : Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 3 : Cụm từ nào trong câu văn sau là cụm danh từ?

“Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc.

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

Câu 4 : Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân.

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi hỏi công danh, phú quý.

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A, B và C

II. PHÀN TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1 : Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (Tập 1) ?

Câu 2 : Hãy giải nghĩa của các từ “xuân” trong câu thơ sau và cho biết từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Câu 3 : Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

HẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án D A B D

Phần II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1 : (1.5 điểm)

- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (0,5 điểm)

- Các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm: (1 điểm)

+ Ếch ngồi đáy giếng.

+ Thầy bói xem voi.

+ Đeo nhạc cho mèo.

+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Câu 2 : (1.5 điểm)

- Từ “xuân” trong câu 1 được dùng theo nghĩa gốc (0,25 điểm): Chỉ một mùa trong năm, mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm.(0,5 điểm)

- Từ “xuân” trong câu 2 được dùng theo nghĩa chuyển ( 0,25 điểm): Chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước.(0,5 điểm)

Câu 3 : (5 điểm)

* Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, kể phải phù hợp với đời sống thực tế. Văn viết có cảm xúc, chân thực, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể :

a. Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu chung về mẹ em.

b. Thân bài: ( 4 điểm )

- Giới thiệu về mẹ qua hình dáng, tuổi tác, tính tình, công việc.

- Kể về sở thích của mẹ.

- Kể về sự quan tâm, chăm sóc của mẹ đối với cả nhà.

- Kể về tình yêu thương đặc biệt mà mẹ dành cho em (có thể kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ)

c. Kết bài: (05 điểm)

- Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với mẹ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

Phần đọc hiểu

“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”

(Ngữ Văn 6 - tập 2)

Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên?

Câu 3: (2 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm?

Câu 4: (1 điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên".

    a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ?

    b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?

Phần tập làm văn

Đề bài: Hãy tả một nhân vật văn học em đã được đọc trong sách hoặc nghe kể lại (5 điểm)

Đáp án và Thang điểm

Phần đọc hiểu

Câu 1: (1 điểm)

- Đoạn trích được trích trong tác phẩm Vượt thác

- Tác giả: Võ Quảng

Câu 2: Nội dung: Hình ảnh dũng cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác dữ. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ.

Câu 3: Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: (1 điểm)

- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt. (0,25 điểm)

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc (0,25 điểm)

- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (0,25 điểm)

- Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. (0,25 điểm)

Kiểu so sánh: (1 điểm)

* So sánh ngang bằng: (0,5 điểm)

- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt.

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

* So sánh không ngang bằng (0,5 điểm)

Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.

Câu 4: (1 điểm)

Thuyền // cố lấn lên.

CN               VN

→ Câu trần thuật đơn

Phần tập làm văn

- Xác định đúng đối tượng miêu tả, biết cách triển khai một bài viết hoàn chỉnh có đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài (0,5 điểm)

MB: giới thiệu được nhân vật văn học trong tác phẩm (4 điểm)

TB: Tả bao quát về nhân vật

    + Nhân vật xuất hiện trong hoàn cảnh nào

    + Lý do đây là nhân vật em thích

    + Vị trí nhân vật trong tác phẩm (nhân vật chính/phụ, phản diện/ chính diện…)

- Tả cụ thể, chi tiết về nhân vật

    + Tả ngoại hình của nhân vật trong tác phẩm

    + Tả tính cách của nhân vật

    + Tả hoạt động của nhân vật

KB: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện

Trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2023

Môn: Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1: (4,0 điểm) Cho câu thơ sau:

"Chú bé loắt choắt..."

a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học?

b. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

c. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ trên?

Câu 2: (6,0 điểm)

Viết bài văn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân (trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và gạch chân câu trần thuật đơn có từ là ấy)

ĐÁP ÁN

Câu 1

a. Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ, đúng dấu câu, đúng chính tả.

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh


Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

b. Trích trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.

c.

- Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Biện pháp tu từ: Phép so sánh "như con chim chích ..."

- Tác dụng của việc sử dụng các từ láy và biện pháp so sánh trong việc thể hiện nội dung 2 khổ thơ là:

+ Bằng những từ ngữ, hình ảnh gợi hình gợi cảm cao, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực sống động.

+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ.

Câu 2:

* Nội dung:

1. Mở bài:

- Giới thiệu được về mùa xuân.

- Tình cảm với mùa xuân.

2. Thân bài: Miêu tả cụ thể về mùa xuân.

- Tả khái quát về mùa xuân: Không khí mùa xuân, không gian đất trời, ánh sáng, cây cối, hoa cỏ, con người,...tươi đẹp tràn đầy nhựa sống.

- Tả cụ thể từng dấu hiệu, từng nét đặc trưng riêng của mùa xuân:

+ Bầu trời: Sáng hơn, không khí ấm áp, có mưa xuân lất phất bay...

+ Cây cối đâm trồi nảy lộc xanh tươi, mầm non cựa mình nhú lên những búp lá xanh ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy.

+ Không khí thơm mát hương hoa mật ngọt.

+ Hoa đào, hoa mai nở rực rỡ.

+ Chim hót líu lo, én bay đầy trời, ong bướm nô nức bên các nàng hoa.

+ Dòng sông, cánh đồng êm ả xanh mươn mướt.

+ Con người vui tươi rạng rỡ, yêu đời... không khí gia đình sum vầy ấm áp.

+ Những hoạt động của con người vào mùa xuân: Trẩy hội, vui chơi,...

3. Kết bài: Tình cảm với mùa xuân: Yêu mùa xuân.

* Hình thức:

- Bài văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt.

- Có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là có gạch chân.

Lưu ý: Trừ điểm lỗi chính tả, lỗi trình bày, có cộng điểm cho sự sáng tạo của học sinh cho phù hợp với học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 3)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

a. Cô Tô

b. Sông nước Cà Mau

c. Vượt thác

d. Lòng yêu nước

2. Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ?

a. Vế A

b. Phương diện so sánh

c. Từ so sánh

d. Vế B

3. Câu thơ “Ngày Huế đổ máu/ Chú Hà Nội về” sử dụng kiểu hoán dụ nào?

a. Lấy bộ phận để gọi toàn thể

b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

4. Vị ngữ trong câu: “Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù” là:

a. Thánh Gióng

b. Cưỡi ngựa sắt

c. Vung roi sắt

d. Cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù

5. Câu nào sau đây sử dụng phép so sánh không ngang bằng?

a. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

c. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

d. Trẻ em như búp trên cành

6. Câu “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào?

a. Câu đinh nghĩa

b. Câu miêu tả

c. Câu giới thiệu

d. Câu đánh giá

II. Tự luận (7 điểm)

1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam. (2đ)

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) (5đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
c b c d c c

II. Phần tự luận

1.

- Giá trị nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết và lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có nhiều vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam. (1đ)

- Nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam: chi tiết hình ảnh chọn lọc mang tính biểu tượng; biện pháp nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu (1đ)

2.

HS viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc 3 phần với những gợi ý sau:

   - Đêm nay Bác ngồi đó

   Đêm nay Bác không ngủ

→ Lặp cấu trúc Đêm nay Bác thuật lại sự việc Bác lặng ngồi không ngủ. (1đ)

   - 2 câu cuối: anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” (1đ)

      + Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng. (1đ)

      + Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ (1đ)

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam (1đ)

Xem thử Đề Văn KNTT Xem thử Đề Văn CTST Xem thử Đề Văn CD

Xem thêm bộ đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: