Treo biển - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Treo biển - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Treo biển Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả - tác phẩm Treo biển trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Treo biển
Tóm tắt truyện: Một cửa hàng bán làm biển “ Ở đây có bán cá tươi”. Vừa treo biển đã có người góp ý và mỗi lần có người đưa ra ý kiến nhà hàng lại cất bớt đi chữ đó. Đầu tiên là chữ “ tươi”, sau đó là chữ “ ở đây”, tiếp theo là chữ “ có bán”. Cuối cùng tấm biển chỉ còn một chữ “ cá” ông chủ nghĩ bụng chắc bây giờ không có ai bắt bẻ. Cuối cùng vẫn có người góp ý và nhà hàng cất nốt cả tấm biển.
B. Tìm hiểu tác phẩm Treo biển
1. Thể loại: Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
2. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “có bán cá tươi”: Chủ cửa hàng treo biển bán cá.
- Phần 2: Phần còn lại: Các góp ý và phản ứng của chủ cửa hàng.
3. Giá trị nội dung:
Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “ góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
4. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
- Kết thúc truyện bất ngờ.
- Có những yếu tố gây cười.
C. Sơ đồ tư duy Treo biển
D. Đọc hiểu văn bản Treo biển
1. Chủ cửa hàng treo biển bán cá
- Tấm biển đề treo ở cửa hàng “Ở đây có bán cá tươi” có bốn yếu tố, thông báo bốn nội dung:
+ “Ở đây”: thông báo địa điểm cửa hàng.
+ “Có bán”: thông báo hoạt động của cửa hàng.
+ “Cá”: thông báo loại mặt hàng.
+ “Tươi”: thông báo chất lượng hàng.
=> Bốn yếu tố, bốn nội dung đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
2. Các góp ý và phản cứng của chủ cửa hàng.
- Có bốn ý kiến góp ý:
+ Ý kiến thứ nhất: bỏ chữ “tươi”.
+ ý kiến thứ hai: bỏ chữ “ở đây”.
+ Ý kiến thứ ba: bỏ chữ “có bán”.
+ Ý kiến thứ tư: bỏ chữ “cá”.
=> Những góp ý thoạt nghe có vẻ đều có lí những người góp ý không nghĩ đến chức năng, ý ghĩa của yếu tố mà họ cho là thừa của biển quảng cáo và mối quan hệ của nó với những yếu tố khác.
- Phản ứng của chủ cửa hàng trước những ý kiến:
+ Bỏ ngay chữ và mỗi người góp ý
+ Cuối cùng, chủ cửa hàng cất ngay tấm biển.
=> Chủ cửa hàng đã không suy xét, ngẫm nghĩ. Nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biển quảng cáo để làm gì.