X

Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức

Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở


Câu hỏi:

Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tính cân đối có khi giữa hai hoặc hơn hai vế trong một dòng, có khi giữa hai dòng của một câu tục ngữ.

- Tính cấn đối thể hiện ở: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng - trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau,... Ví dụ:

* Sự cân đối giữa hai vế trong một dòng:

+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

+ Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

* Sự cân đối giữa bốn về trong một dòng: Nhất nước, nhà phân, tam cẩn, tứ giống. * Sự cân đối giữa hai dòng của một câu tục ngữ:

+ Đêm tháng Năm chưa nắm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

+ Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới.

Nhờ tính cân đối, tục ngữ có âm hưởng chắc nịch. Do đó, những bài học, những kinh nghiệm có sức nặng của chân lí. Mặt khác, cùng với nhịp và vần, tính cân đối góp phần làm cho tục ngữ trở nên hấp dẫn về nghệ thuật, dễ nhớ, dễ thuộc.

Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.

Xem lời giải »


Câu 2:

Theo em vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Xem lời giải »


Câu 3:

Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Xem lời giải »


Câu 4:

Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

Xem lời giải »


Câu 5:

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

Xem lời giải »


Câu 6:

Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Xem lời giải »


Câu 7:

Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài

học gì từ hai câu tục ngữ đó?

Xem lời giải »


Câu 8:

Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Xem lời giải »