Top 30 Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 30 bài Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Dàn ý Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó
- Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó (mẫu 1)
- Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó (mẫu 2)
- Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó (mẫu 3)
Top 30 Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó
Dàn ý Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó
- Mở bài: Giới thiệu được nội dung muốn trao đổi, thảo luận.
- Thân bài:
+ Xác định và tóm tắt được nội dung trao đổi, thảo luận.
+ Lắng nghe đánh giá và phản hồi
- Kết bài:
+ Tóm tắt được ý nghĩa nội dung và bài học rút ra từ buổi trao đổi, thảo luận.
Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó - mẫu 1
Chào mọi người, em tên là… học sinh lớp… Lễ hội Chùa Hương là một trong năm lễ hội dân gian lớn nhất của Việt Nam và cũng là một lễ hội thu hút nhiều du khách nhất trong tổng số hơn 7000 lễ hội dân gian (Thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch). Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng thờ bà Chúa Ba được diễn ra từ ngày mùng 6 tháng giêng.
Hội chùa Hương được diễn ra trên địa bàn chùa Hương, nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày nay hội chùa Hương thường được mở ra sớm hơn, ngày khai hội là ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, trung với ngày lễ khai sơn của người dân nơi đây. Bắt đầu từ ngày mùng 6 lễ khai hội thu hút rất đông các tín đồ và khách du lịch, ngày khai hội sẽ có phần lễ dâng hương tưởng nhớ các vị vua Hùng rất long trọng do các chức trách của địa phương tổ chức. Sau phần lễ là phần hội kéo dài suốt tháng giêng đến gần hết tháng ba khi tiết trời đã hết xuân sang hè. Trong khoảng thời gian này, du khách thập phương sẽ đi trẩy hội theo ba tuyến chính là Hương Tích, Tuyết Sơn và Long Vân. Tuyến Hương Tích là tuyến chính, những địa điểm đặc sắc đều tập trung ở đó, khách đi thuyền trên sông Hương để ghé qua các di tích đền chùa như: đền Trình, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích.
Tuyến Tuyết Sơn, du khách sẽ đi qua các núi, vách đá kỳ vĩ như núi Thuyền Rồng, Con Phượng, tới Điện Cô, động Ngọc Long. Tuyến Long Vân sẽ đi tham quan chùa Long Vân, nơi đây có di tích lưu dấu của người xưa. Đến với hội chùa Hương, du khách và các tín đồ Phật giáo được tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của hội làng, với nhiều trò chơi dân gian, tinh thần hòa mình vào thiên nhiên, hồi tưởng lại cội nguồn và lịch sử dân tộc. Sự hấp dẫn của lễ hội chùa Hương không chỉ bởi vẻ đẹp của phong cảnh non nước hữu tình mà còn bởi vẻ đẹp sâu lắng, giàu giá trị lịch sử, triết lí dân gian nằm trong các đền, chùa, hang động. Hội chùa Hương đến hết tháng ba thì khép lại, tuy nhiên đó chỉ là khép lại lễ hội còn hoạt động du lịch hay lễ chùa vẫn diễn ra liên tục, khách du lịch và các Phật tử có thể hành hương về chùa bất cứ dịp nào.
Thời gian thăng trầm trôi qua, lễ hội chùa Hương cho từ xưa đến nay vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam đặc biệt là người dân miền Bắc. Lễ hội là dịp lan tỏa nét đẹp văn hóa thuần khiết, nguyên sơ, đưa con người về lại những giá trị cội nguồn tốt đẹp.
Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó - mẫu 2
Chào mọi người, em tên là… học sinh lớp… Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, nó đã để lại bao đau thương và mất mát về cả mặt tinh thần lẫn vật chất đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là những đứa trẻ mất đi gia đình, người thân của mình, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thật tình cờ khi em đọc được những bài báo liên quan đến thông tin đó, em đã đăng kí tham gia và may mắn trở thành viên của dự án “True love” gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, khó khăn do dịch Covid-19 tại Hồ Chí Minh.
Biết được chiến lược của ban Tổ chức đề ra, em đã vô cùng cảm thấy thích thú và hi vọng trải nghiệm quý báu này sẽ góp công sức nhỏ bé để giúp đỡ các em bé mồ côi, khó khăn thêm động lực, tiếp sức mạnh hướng về tương lại phía trước. Ngoài ra, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa các thông điệp tích cực; phát huy tinh thần tương thân, tương ái, văn minh, nghĩa tình của người dân Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng nhằm giúp đỡ, chăm lo cho thanh thiếu nhi, người dân bị ảnh hưởng sau dịch Covid-19, các tấm gương kiên trì vượt qua khó khăn; đồng thời, tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên, người hâm mộ thể thao, bóng đá trong nước và quốc tế. Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM dự kiến sẽ gây quỹ và hỗ trợ được ít nhất 1.500 trẻ em, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Theo Ban Tổ chức, Đội hình huyền thoại của CLB Borussia Dortmund sẽ tới Việt Nam thi đấu với Các ngôi sao Việt Nam (Vietnam All Stars). Trận đấu diễn ra trên Sân vận động Thống Nhất (TPHCM) vào 19 giờ 00 ngày 28/9. Sau khi kết thúc trận đấu, số tiền gây quỹ được sẽ trao đến địa phương nơi có những em bé mồ côi, gặp khó khăn. Và khi đó, những học sinh tham gia tự nguyện như chúng em sẽ theo các đoàn đến từng điểm nhà các em, động viên, hỏi thăm và trao các phần quà để ủng hộ tinh thần các bé.
Trong suốt quá trình chuyến đi thiện nguyện, em vẫn nhớ mãi hình ảnh em bé Trần Mai A với đôi mắt rưng rưng khi nhắc về khoảng thời gian khó khăn mất cả cha lẫn mẹ, em phải sống với bà nội già yếu, không còn khả năng làm ra kinh tế. Việc phải chăm lo cho bà, vừa phải đi nhặt đồng nát kiếm ăn, thật quá sức với một trẻ nhỏ mới 8 tuổi. Em bé có nói một câu mà khiến tim em như ngưng lại, nghèn ngào lúc ấy. Em nói “Em chỉ ước cha và mẹ sống lại”. Tham gia những hoạt động này, em mới thấm thía được nhiều bài học về những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đại dịch Covid diễn ra quá nặng nề và đau thương, cướp đi rất nhiều “bờ vai” vững chắc của các em nhỏ, mà không có gì có thể đánh đổi lại được. Cuộc sống của các em thật khắc nghiệt và khó khăn. Những nỗi đau mà các em phải trải qua chắc sẽ không bao giờ quên được.
Thông qua dự án này, em cũng hy vọng bản thân mình đã góp sức và lan tỏa được niềm hạnh phúc, động lực sống giúp cho những em bé được an ủi phần nào. Cũng nhờ việc làm đó mà em cảm thấy đáng sống và cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn. Mong rằng trong tương lai gần, em sẽ có cơ hội tham gia nhiều chuyến đi, nhiều dự án thiện nguyện hơn nữa để góp phần làm đẹp cho đời.
Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó - mẫu 3
Chào mọi người, em tên là… học sinh lớp…Nhà văn Nam Cao sinh năm 1915, tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).
Những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: Cuộc sống của những người tiểu tư sản trí thức nghèo và cuộc sống của người nông dân. Dù viết về đề tài nào thì điều mà Nam Cao quan tâm trước tiên là tình trạng người lao động bị tha hóa biến chất vì bát cơm manh áo.
Ở đề tài tiểu tư sản trí thức nghèo, đáng chú ý nhất là các tác phẩm “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua nhà “, “Truyện tình”, “Quên điều độ”, “Nước mắt”, “Những truyện không muốn viết”, … đặc biệt là tiểu thuyết “Sống mòn” (1944). Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực và cảm động tình trạng nghèo khổ, sống dở, chết dở của người trí thức nghèo.
Qua đó, tác giả còn đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tâm hồn của họ. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của những tri thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần cao cả, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo, và cuộc sống tàn nhẫn đầy rẫy bất công vô lý đầy vào cảnh “chết mòn” về tinh thần và sống cuộc “Đời thừa”. Phê phán cái xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống và tàn phá tâm hồn con người, Nam Cao đồng thời cũng thể hiện niềm khao khát tới một cuộc sống đẹp đẽ xứng đáng với con người.
Về đề tài người nông dân: là nhà văn sinh ra và lớn lên nơi chốn bùn lầy nước đọng, Nam Cao hiểu biết khá sâu sắc cuộc sống của nhừng con người thấp cổ bé họng này. Ông đã để lại chừng hai chục truyện ngắn có giá trị về đề tài nông dân, đáng chú ý là “Lão Hạc”, “Chí phèo”, “Trẻ con không được ăn thị chó”, “Mua danh”, “Tư cách mõ”, “Một bữa no”, “Một đám cưới”, “Dì Hảo”, “Điếu văn”, “Lang Rận”, “Nửa đêm”, …
Qua những tác phẩm trên, Nam Cao không chỉ mô tả một cách thấm thía và cảm động những số phận tăm tối, hẩm hiu, bị ức hiếp, bị tha hoá, lăng nhục mà còn phát hiện và khẳng định phẩm chất lương thiện đẹp đẽ của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như tăm tối và cằn cỗi đó. Chiều sâu mới mẻ của ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Nam Cao chính là ở đấy.
Sau cách mạng tháng Tám: Nam Cao là một trong số ít nhà văn đã đến với cách mạng ngay từ đầu. Năm 1948, Ông được kết nạp vào Đảng, ông tham gia Hội văn hoá cứu quốc, tích cực hoạt động cách mạng, kháng chiến, làm Thư ký Tạp chí “Tiền Phong”. Năm 1947 làm thư ký toà soạn báo “Cứu quốc Việt Bắc”. Năm 1950 nhận công tác ở tạp chí “Văn nghệ”.
Nam Cao được xem là một trong những cây bút tiêu biểu nhất trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này, ông viết được nhiều tác phẩm có giá trị như: Nhật ký “Ở rừng” (1948) “Chuyện biên giới” (1950), đặc biệt là truyện ngắn “Đôi mắt” (1948) ra đời giữa lúc giới văn nghệ đang vất vả “nhận đường” là một thành công xuất sắc của văn nghệ kháng chiến lúc đó.
Thông qua việc phê phán một nghệ sĩ có “đôi mắt” lệch lạc trong việc nhìn người, nhìn đời, có lối sống trưởng giả, kênh kiệu, nhởn nhơ, lạc lõng giữa cuộc kháng chiến sôi nổi của toàn dân tộc và khẳng định một người nghệ sĩ mới dứt khoát từ bỏ con người cũ, lối sông cũ, và quyết tâm “cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt”, trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, “Đôi mắt” xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của tầng lớp văn nghệ tiểu tư sản đi theo kháng chiến.
Ghi nhận những đóng góp của Nam Cao dối với nền văn học nước nhà, Nhà nước đã tặng thưởng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ 1 thuật (đợt I – năm 1996). Nam Cao xứng đáng là lá cờ đầu của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX.