X

Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

(30+ bài) Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (cực hay)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 30 bài văn phân tích một tác phẩm văn học hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

(30+ bài) Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (cực hay)

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - mẫu 1

Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),...Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc.

Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.

Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.

Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

Dàn ý Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

- Mở bài:

+ Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả)

+ Nêu khái quát về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Thân bài:

+ Nêu chủ đề của tác phẩm.

+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Kết bài:

+ Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

+ Nêu suy nghĩ/ cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân.

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - mẫu 2

Guy Đơ Mô-pa-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ XIV. Với qua nhiều thăng trầm, cay đắng trong cuộc sống đã biến những trang viết của ông thành áng văn giàu giá trị nhân đạo. Mô-pa-xăng có một số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ gồm nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch. "Bố của Xi-mông" là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông. Tác phẩm đã để lại rất nhiều giá trị cho người đọc.

"Bố của Xi-mông" là câu chuyện kể về cuộc đời của Xi-mông, một cậu bé ngay từ khi sinh ra đã không được sống trong tình yêu thương của cha. Mẹ của cậu là bà Blăng-sốt. Thời còn trẻ bà là cô gái xinh đẹp nhất vùng, thế nhưng lại bị một gã đàn ông tệ bạc, lừa dối khiến bà đánh mất đi thanh xuân tươi đẹp của mình. Một mình sinh ra Xi-mông và hai mẹ con cùng nhau sống trong một ngôi nhà nhỏ. Dù hết mực yêu thương, chăm sóc con nhưng bà Blăng-sốt vẫn không thể nào bù đắp được sự thiếu sót tình cha. Xi-mông lớn lên, đến trường và bị các bạn trêu đùa, bỡn cợt vì không có cha. Sự thiếu hụt về tinh thần khiến cậu bé thấy chán nản với cuộc sống của mình. Rồi cậu bé gặp được bác Phi-líp, mong muốn bác làm cha của mình và bác đã đồng ý. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, đám bạn trong trường học vẫn tiếp tục chế giễu cậu vì bác Phi-líp không phải chồng của bà Blăng-sốt thì làm sao có thể là cha của Xi-mông. Ở phần tiếp theo của truyện, bác Phi-líp đã cầu hôn Blăng-sốt và từ đó Xi-mông có một người cha thật sự.

Theo mạch cốt truyện trên, câu chuyện cũng được chia làm bốn phần. Phần một Mô-pa-xăng hướng ngòi bút của mình vào miêu tả sự buồn tủi và tuyệt vọng của Xi-mông. Tiếp theo là sau khi cậu bé tình cờ gặp bác Phi-líp khi đang đi dạo trên bờ sông. Sau đó bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, đồng ý làm cha Xi-mông, cầu hôn bà Blăng-sốt.

Ngay từ những phần đầu câu chuyện Mô-pa-xăng đã miêu tả Xi-mông với một cuộc sống khổ sở, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Tả Xi-mông, Mô-pa-xăng đã viết thế này: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại". Cái "xanh xao", cái "nhút nhát", "vụng dại" đó phần nào đã thể hiện được cuộc sống thiếu thốn về vật chất và vắng đi tình cha của Xi-mông.

Đâu chỉ có vậy, Xi-mông còn là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không có bố. Điều này đã thể hiện rất rõ qua hành động bỏ nhà ra bờ sông và đặc biệt là qua ý định muốn tự tử của cậu bé. Thật may mắn thay thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống đã khiến em chợt nhớ tới mẹ của mình, nghĩ đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn nên đã từ bỏ ý định dại dột của mình. Và em đã khóc, khóc cho bớt tủi hờn, cay đắng: "Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choáng ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài". Từng câu, từng chữ của Mô-pa-xăng như mũi dao nhọn khứa vào tâm can người đọc về cái dáng vẻ đáng thương của một cậu bé không có cha.

Nhưng thật bất ngờ, chính lúc đó em lại gặp bác Phi-líp và mọi thứ thay đổi từ đây. Nghe lời bác Phi-líp hỏi, Xi-mông khó khăn lắm mới có thể trả lời: "Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố". Cái giọng nghẹn ngào rồi kết thúc lại bằng ba chữ "không có bố" nghe thật xót xa làm sao. Câu chuyện như được đẩy lên cao trào khi bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, cậu bé gặp mẹ trong tâm trạng tủi mừng: "Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con... đánh con... tại con không có bố".

Nói về mẹ của Xi-mông, bà là một người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng nhưng tính lại dễ tin người. Sự cả tin đó đã khiến bà bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên nhân khiến con của mình không có cha. Và hơn tất cả, chị là một người mẹ hết mực yêu thương con của mình. Khi nghe Xi-mông kể là cậu bé bị đánh vì không có bố, tấm lòng người mẹ đau đớn đến tận xương tủy, chị chỉ biết ôm con và mặc cho nước mắt tuôn rơi. Rồi khi nghe con mình hỏi bác Phi-líp có muốn làm bố nó không chị chỉ biết dựa vào tường, tay ôm ngực, quằn quại và đau đớn. Suy cho cùng mẹ của Xi-mông cũng chỉ là một người phụ nữ đôn hậu bình thường nhưng lại bị một kẻ phụ tình lừa dối khiến cho chính mình và đứa con rơi vào cảnh thiếu đi tình thương của cha.

Nhân vật tiếp theo phải kể đến là bác Phi-líp. Bác Phi-líp là một người đàn ông nhân hậu, vị tha. Bác đã dành tình thương cho Xi-mông ngay từ khi mới gặp cậu bé. Đối với Xi-mông bác Phi-líp giống như một vị thần xuất hiện và đưa cậu rời khỏi vòng tay của thần chết. Bác là niềm vui bất ngờ, niềm hạnh phúc lớn lao xuất hiện trong cuộc đời em. Sau này cũng chính vì thương Xi-mông mà bác đã ngỏ lời cầu hôn bà Blăng-sốt để em có một người cha thật sự. Như vậy, bác Phi-líp không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của Xi-mông mà còn mang đến cho mẹ con họ một mái ấm gia đình thật sự. Cái hay của nhà văn là đã để bác Phi-líp tự cảm nhận vẻ đẹp của bà Blăng-sốt qua cuộc nói chuyện của hai người họ. Phẩm chất tốt đẹp của Blăng-sốt đã phần nào khiến bác Phi-líp càng muốn vượt qua những định kiến của người đời để đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con Xi-mông. Bởi vậy nói về nhân vật bác Phi-líp có người ví đây được coi là đại diện của nhà văn, đại diện cho những tấm lòng nhân ái.

Đọc "Bố của Xi-mông" người đọc phải tự hỏi Mông-pa-xăng đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng, khổ đau trong cuộc đời thì mới có thể viết nên tác phẩm cảm động như vậy. Tác phẩm giống như tiếng nói nhân đạo của nhà văn đồng thời nó cũng thay cho thông điệp: "tất cả đứa trẻ sinh ra đều cần được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ".

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - mẫu 3

Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một trong những nhà thơ sáng tác những tác phẩm về chủ đề quê hương đất nước. Thơ ông luôn thể hiện những tình yêu quê hương đất nước to lớn mà ông dành cho Tổ quốc. Cũng chính nhờ có cảm xúc dâng trào ấy mà ông đã sáng tác biết bao bài thơ hay khiến ai đọc cũng phải nhớ đến. Trong tất cả tác phẩm của ông thì có tác phẩm Đảo Sơn Ca đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ đã khắc họa chân thực vẻ đẹp của đảo Sơn Ca, không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ mà còn có cả vẻ đẹp oai hùng của anh lính trẻ đứng canh gác miền hải đảo cho quê hương đất nước thân yêu.

Mở đầu bài thơ tác giả Lê Cảnh Nhạc đã cho chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên với màu xanh non của cây bàng cùng với mùi nắng tươi mới ở đảo Sơn Ca.

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim líu lo rót mật trước hiên nhà

Thiên nhiên nơi đây được bao trùm bởi màu xanh non của những cây bàng. Bên cạnh đó, cảnh quan nơi đây còn được tô điểm thêm màu đỏ của những cây hoa giấy dưới trời nắng vàng. Nhờ có những điểm nhấn của những bông hoa giấy này mà khung cảnh đảo Sơn Ca không bị quá đơn điệu bởi một màu xanh của lá cây. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp bằng thị giác thì tác giả còn cho chúng ta cảm nhận vẻ đẹp ấy bằng cả khứu giác và thính giác. Chúng ta dùng khứu giác để cảm nhận được mùi nắng nơi đây thơm biết nhường nào. Có thể nói mùi nắng nơi đây chất chứa thêm thêm mùi vị mặn mà của biển cả khiến chúng ta ngửi một lần là không thể nào quên được. Tiếp theo là chúng ta cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca qua thính giác. Từng tiếng chim hót líu lo bên hiên nhà vừa tạo một khung cảnh thanh bình nhưng không bị tĩnh lặng.

Đến với khổ thơ thứ hai chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính ở nơi đây.

Mái chùa cong veo chiều cổ tích

Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi

Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo

Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời

Hình ảnh mái chùa cong vút đã tạo nên một khung cảnh cổ kính mà những mái chùa cong veo ấy chúng ta thường được nghe các bà, các mẹ kể cho mình nghe qua những câu truyện cổ tích. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao. Từng tiếng tụng kinh bịn rịn giữ hồn tôi lại, khiến tâm hồn tôi thanh tịnh và yên lòng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến. Cảnh vật nơi đây luôn mang một vẻ đẹp nao lòng khiến chúng ta không thể nào miêu tả được hết vẻ đẹp ấy.

Kết thúc bài thơ là hình ảnh của người lính và những cánh chim trời như một lời tuyên bố của tác giả rằng con người và thiên nhiên nơi đây luôn hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động.

Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ

Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều

Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót

Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.

Khổ thơ cuối cùng là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Tác giả liên tưởng tiếng chim rơi trước nòng súng như những tiếng sáo diều vi vu mà yên bình. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu. Hai hình ấy hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh đẹp đến rung động lòng người.

Qua bài thơ Đảo Sơn Ca, tác giả Lê Cảnh Nhạc đã mang đến cho chúng ta một bức tranh về thiên nhiên nơi hải đảo hùng vĩ nhưng không kém phần bình yên. Từ những lời thơ mộc mạc mà giản dị đã cho chúng ta được dạo quanh đảo Sơn Ca để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngút ngàn ấy. Chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn được chiêm ngưỡng cả những vẻ đẹp của những người lính ngày ngày canh giữ hải đảo cho chúng ta. Nếu có cơ hội thì chúng ta hãy đến nơi đây để được tận hưởng hết những vẻ đẹp ở nơi đây.

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - mẫu 4

Khi nhắc đến những tác giả người Nga chắc hẳn chúng ta không thể nào không nhắc đến tác giả Iu-ri Na-ghi-bin. Ông đã có những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ông là một trong những nhà viết kịch vô vùng nổi tiếng ở Nga, bên cạnh đó ông còn sáng tác tiểu thuyết, viết truyện ngắn và truyện dài. Trong những tác phẩm để đời của ông có một tác phẩm gây ấn tượng nhất đối với tôi đó là tác phẩm Cây sồi mùa đông. Tác phẩm này đã cho chúng ta thấy được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Cậu bé lần nào cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cánh trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.

Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một cô giáo trẻ dạy văn giỏi có tiếng ở trong vùng, cô dạy một lớp học tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi giao bài tập cho học sinh của mình thì hầu hết các em đều làm đúng, tuy nhiên chỉ có cậu bé Xa-vu-skin là trả lời chưa đúng. Câu hỏi của cô là yêu cầu các em học sinh lấy ví dụ về một danh từ, các bạn đã tìm được rất nhiều danh từ khác nhau như con mèo, ngôi nhà, con đường,… Và chỉ có cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ là cây sồi mùa đông. Mặc cho cô giáo giải thích rằng chỉ có cây sồi là danh từ còn mùa đông là một loại từ khác nhưng cậu vẫn một mực cho rằng cây sồi mùa đông chính là một danh từ. Trước sự ương bướng của cậu học trò hay đi muộn mà cô An-na Va-xi-li-ep-na đã yêu cầu cậu sau buổi học dẫn mình về để gặp mẹ của cậu bé. Và cũng nhờ có chuyến đi này mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na có cái nhìn mới hơn về cậu bé và cô cũng dần thay đổi lại cách nhìn nhân sự việc cảu mình.

Cả tác phẩm này tác giả đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn thông qua từng chi tiết cụ thể. Những chi tiết ấy như làm cho cả tác phẩm sáng bừng lên trong lòng người đọc và từ đó họ cũng rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân mình.

Chi tiết đầu tiên phải kể đến là chi tiết cậu bé Xa-vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông nhưng cô giáo lại khẳng định rằng chỉ có từ cây sồi là danh từ còn từ mùa đông lại là một loại từ khác. Trong tác phẩm này thì cậu bé Xa-vu-skin là một cậu bé có tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Ngoài tâm hồn trong ngây thơ ra thì cậu cũng rất có chính kiến. Cậu luôn giữ nguyên câu trả lời của mình cho câu hỏi mà cô giáo đưa ra cho cả lớp. Không những vậy cậu bé còn dùng những dẫn chứng cụ thể của mình để cô giáo thấy được rằng ví dụ mình đưa ra là đúng. Có thể thấy rằng cậu bé rất khác biệt so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Đối với những đứa trẻ cùng tuổi thì có rất ít đứa trẻ có được chính kiến cao như cậu. Cũng nhờ có sự quyết đoán của cậu mà chúng ta cùng cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã được chiêm ngưỡng “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu dành cả tiếng đồng hồ để khám phá ra.

Chi tiết thứ hai đó là chi tiết hai cô trò cùng tham quan “danh từ” cây sồi mùa đông mà cậu bé đã nhắc đến trong buổi học lúc sáng. Cô cho rằng mình là giáo viên nên lượng kiến thức của mình nhiều hơn học trò của mình. Và chính cậu bé Xa-vu-skin đã cho thấy được lối suy nghĩ của mình là sai. Sau khi cùng cậu học trò nhỏ có nhiều trải nghiệm thú vị dưới gốc cây sồi mùa đông thì cô đã thay đổi lại suy nghĩ của bản thân mình. Đôi khi chúng ta cần phải có nhiều trải nghiệm thực tế thì mới có thể tích lũy được thêm lượng kiến thức bổ ích. Những kiến thức trên sách vở không sai tuy nhiên chúng lại không được linh hoạt và mềm dẻo cho lắm.

Xuyên suốt cả tác phẩm cây sồi mùa đông là hình ảnh hai cô trò cùng nhau tham quan khu rừng mùa đông. Cũng từ đó mà cậu học trò nhỏ đã cho cô giáo thấy được lối suy nghĩ của mình đôi khi cũng không hẳn là đúng. Mọi kiến thức không chỉ được chúng ta tiếp thu theo hướng cổ điển là tiếp thu hoàn toàn trên sách vở mà chúng ta phải biết linh hoạt cách tiếp thu của bản thân mình. Chúng ta có thể tiếp thu từ các nguồn như từ bạn bè, từ những trải nghiệm thực tế của bản thân mình.

Trong tác phẩm này tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mọi chi tiết trong tác phẩm như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là để hệ sinh thái dưới gốc cây sồi tăng thêm phần sinh động mà không bị quá đơn điệu.

Ngoài ra, chi tiết nổi bật trong tác phẩm này chắc hẳn phải là chi tiết cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đã hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này đã cho người đọc thấy được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có đều phải tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin vậy, cậu bé đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông thông qua trải nghiệm thực tế của bản thân.

Sau khi đọc xong tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, tác phẩm còn cho chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ khuyết những kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta chúng ta cũng cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những người có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà bồi dưỡng, hun đúc các em một cách tốt nhất.

Xem thêm các bài văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo hay khác: