X

Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

(20+ bài) Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác (cực hay)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 30 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

(20+ bài) Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác (cực hay)

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác - mẫu 1

Chào mọi người, em tên là… học sinh lớp… Nguyễn Trãi là một tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho hậu thế một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Nhưng dường văn chương của ông dường như cũng chịu chung số phận như con người – phải trải qua bao phen thăng trầm chìm nổi. Trong đó, “Bình Ngô đại cáo” - viết sau đại thắng năm 1427, là bản tổng kết xuất sắc quá trình kháng chiến mười năm, không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước bảo vệ độc lập, truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, còn đặc biệt nêu cao “chí nhân, đại nghĩa” như một giá trị văn hóa ngời sáng của dân tộc Đại Việt. Với bút lực hào hùng và lời văn truyền cảm mạnh mẽ, tác phẩm đã trở thành một áng “thiên cổ hùng văn”.

Bình Ngô đại cáo là thông báo bằng văn bản và được viết theo bằng văn biền ngẫu, theo thể cáo – thường dùng để thông báo sự kiện quan trọng của quốc gia, dân tộc. Nguyên tác được viết bằng chữ Hán, và được các học giả như Ngô Tất Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim dịch sang tiếng Việt ngày nay. Tác phẩm có giữ một vị trí quan trọng về phương diện lịch sử lẫn phương diện văn học. Ức Trai đã thừa lệnh Lê Lợi viết tác phẩm vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập, hòa bình.

Nhan đề cho thấy đây là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô -một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, khắc họa, lên án, tố cáo tội ác của giặc và khẳng định chủ quyền dân tộc. Chính vì vậy, bài cáo xoay quanh các cảm hứng chính sau đây: cảm hứng về chính nghĩa (nhận thức sâu sắc về nguyên lí chính nghĩa và thái độ khẳng định sức mạnh của nguyên lí đó); cảm hứng căm thù giặc xâm lược; cảm hứng về cuộc khời nghĩa Lam Sơn, về tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân Đại Việt; cảm hứng độc lập dân tộc và tương lai đất nước. Với bốn cảm hứng đó, bài cáo thường được chia thành bốn phần tương đương. Phần 1 là nêu luận đề chính nghĩa (Từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”). Phần 2 là lên tiếng tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu xâm lược Đại Việt với cớ phù Trần diệt Hồ của giặc (tiếp theo phần 1 cho đến “Ai bảo thần dân chịu được”). Phần 3 là quá trình kháng chiến và sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (tiếp theo phần 2 đến “cũng là chưa thấy xưa nay”). Phần còn lại - phần 4 là phần nêu ra bài học lịch sử và sự khẳng định chính nghĩa sẽ thắng thế lực phi nghĩa, bất nhân.

Mở đầu Bình Ngô đại cáo, tác giả Nguyễn Trãi đã nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm nền tảng xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Tiếp thu từ tinh thần Nho giáo cùng với sự phát triển nội dung nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã nêu ra một luận đề có tính dân tộc:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điểu phạt trước lo trừ bạo”

Với Nguyễn Trãi, việc trước hết là “trừ bạo” để nhân dân có được một cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc. Ông cho rằng nếu muốn trị vì thiên hạ thì việc phải nghĩ đến đầu tiên chính là “nhân nghĩa”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa. Sau đó, tác giả nêu lên chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt, sự tồn tại đó như có cơ sở chắc chắn từ tháng ngày lịch sử:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Ở phần 2 – cảm hứng căm thù giặc xâm lược, Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng uất hận sục sôi, viết nên một bản cáo trạng đanh thép với một trình tự tư duy logic: vạch trần âm mưu xâm lược, lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác. Qua việc phân tích luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ”, tác giả đi sâu những việc làm phi nhân, diệt chủng:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Tội ác của chúng được ghi lại bằng cái vô cùng, vô hạn:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”

Ở phần 3, với nguồn cảm hứng dồi dào, phong phú, Nguyễn Trãi đã khắc họa lại quá trình gian nan, vất vả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Chính những gian khổ ngày đầu đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang về sau. Cảm hứng anh hùng ca bao trùm toàn bộ đoạn trích. Những chiến công thần tích được miêu tả một cách dồn dập. Nhạc điệt trong câu sảng khoái, hào hùng như sóng triều dâng:

“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông cũng phải cạn.

Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông”

Và ở phần 4 – phần kết thúc, Nguyễn Trãi đã không giấu được niềm vui chung của dân tộc, thay lời Lê Lợi trịnh trọng tuyên bố nền độc lập lâu dài:

“Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Kiền khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh”

Từ đó, ta thấy được viễn cảnh huy hoàng, tươi sáng của non sông xã tắc. Hiện thực hôm nay chính là nhờ những ngày tháng đau thương của quá khứ “Muôn thuở thái bình vững chắc”. Lời kết thúc “Xa gần bá cáo/ Ai nấy đều hay” đã sẻ chia sự vui mừng, niềm tự hào và niềm tin về ngày mai, về tương lai đất nước.

Bài cáo đã thể hiện thành công những đặc sắc về thể loại. Bên cạnh đó, giọng điệu thay đổi linh hoạt trong mỗi phần, khi cao tràn uất hận, khi hào hùng dữ dội, khi cuồn cuộn như sóng triều dâng trên đề tài lịch sử - văn học đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Sự am hiểu hơn người của Nguyễn Trãi về lịch sử, về điển cố, điển tích đã mang lại tính thuyết phục, hấp dẫn hơn cho tác phẩm.

“Bình Ngô đại cáo” từ khi ra đời đã được xem làm một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa tố cáo tội ác của giặc Minh vừa khẳng định được độc lập chủ quyền dân tộc. Đã qua bao thăng trầm biến đổi nhưng giá trị của “Bình Ngô đại cáo” vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay và Nguyễn Trãi – nhà quân sự tài ba, nhà chính trị lỗi thời, nhà thơ, nhà văn xuất sắc sẽ mãi mãi được khắc ghi trong lòng mỗi người con nước Việt.

Dàn ý Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Mở bài: Giới thiệu, tóm tắt được tác phẩm thuyết trình.

- Thân bài:

+ Xác định và tóm tắt được nội dung về tác giả và một số ý kiến về tác phẩm.

+ Lắng nghe đánh giá và phản hồi

- Kết bài:

+ Tóm tắt được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác - mẫu 2

Chào mọi người, em tên là… học sinh lớp…Mỗi lĩnh vực trong đời sống đều mang đến cho con người nguồn cảm hứng và những cảm xúc khác nhau. Văn học cũng vậy, nó là lĩnh vực mà khi tiếp cận, con người có thể sống cùng, vui cùng, khóc cùng nhân vật, cảm thụ được những tư tưởng đạo lý mà người nghệ sĩ gửi gắm. Với tôi, có lẽ trong suốt hành trình văn học mà tôi đã trải qua, tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất.

Nhắc đến nhà văn Nguyễn Thành Long, ông là một cây bút chuyên viết về tiểu thuyết và truyện ngắn từ thời kháng chiến chống Pháp. Từng trang văn của Nguyễn Thành Long đều đậm đà chất thơ, giàu ý vị nhẹ nhàng, tình cảm, khiến người đọc như bước vào một thế giới tinh mơ, thanh thảo, bên cạnh đó cũng giàu chất triết lý sâu xa trong từng câu từ. Và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” cũng là một trong số đó.

Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Lào Cai thực tế của tác giả vào năm 1970, nó được in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). Với tác phẩm này, nhà văn đã làm nổi bật lên đề tài về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Từ đó, ca ngợi những con người sống và làm việc thầm lặng, cống hiến cho đất nước cho cuộc sống.

Truyện mở đầu bằng hoàn cảnh của chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai với ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ. Ông họa sĩ và cô kĩ sư đã được bác lái xe đã giới thiệu về anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ tuy chóng vánh, anh thanh niên đã để lại biết bao ấn tượng cho mọi người. Anh tặng hoa cho cô kĩ sư, pha trà và trò chuyện với họ về cuộc sống và công việc của mình, như sở thích nuôi gà, trồng hoa, làm bạn với công việc. Đặc biệt, khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh thanh niên, anh đã từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại còn cô kĩ sư thì thấy xúc động. Người thanh niên đã làm rung động trái tim của những vị khách mới quen.

Truyện được chia làm ba đoạn, với ba sự kiện: Đoạn 1 là việc bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên qua lời kể của mình, đoạn 2 là cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư, và đoạn 3 là cuộc chia tay đầy ấn tượng. Song sóng với đó, người đọc có thể cảm nhận được nét vẽ chấm phá rõ nét về cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa và vẻ đẹp con người Sa Pa.

Thiên nhiên Sa Pa đẹp dịu dàng, giàu chất thơ ấm áp với nắng, con đèo, cây hoa tử kinh, rừng, ấy bị nắng xua, các vòm lá ướt sương, “rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”

Chỉ với một vài nét vẽ cơ bản, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp thơ mộng, thanh thảo, bằng ngôn ngữ trong sáng, đường nét như “mạ bạc”, “nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”, “cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương”. Bức tranh ấy như gợi mở phần nào về con người nơi đây.

Vẻ đẹp con người nơi núi rừng Sa Pa không phải là những vị thần trong truyền thuyết, cũng không phải những người anh hùng lẫy lừng vang danh sử sách muôn đời, họ là những con người âm thầm làm việc, ngày qua ngày. Đó là anh thanh niên mà qua lời kể của bác lái xe là người “cô độc nhất thế gian”, rất “thèm người”, làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ, trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Trong ấn tượng của bác hoạ sĩ, đó là người mà “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”. Người thanh niên ấy có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc cao, tự tìm thấy niềm vui trong công việc của mình; có sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách đáng quý khi tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe, vui sướng khi có khách đến chơi nhà. Và ở anh là sự khiêm tốn và một nếp sống ngăn nắp gọn gàng mà anh tự tạo ra với những thói quen đọc sách, trồng hoa, nuôi gà, ... Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, và chỉ bằng những nét vẽ đơn giản, nhà văn đã khắc hoạ lên một con người giàu ý chí, tinh thần cống hiến, yêu đời, yêu cuộc sống.

Ngoài ra còn có những nhân vật như ông hoạ sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe, ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Họ là những nhân vật đã góp phần đem đến những gam màu sắc đa dạng cho câu chuyện.

Truyện đã khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống, Cốt truyện đơn giản, nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn của nhân vật khác là một yếu tố đặc sắc của tác phẩm. Qua truyện này, bài học về tinh thần hi sinh, cống hiến cho cuộc sống, cho cuộc đời đã được nhà văn gửi gắm đến người đọc.

“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn hay và giàu cảm xúc. Nó xứng đáng là một tác phẩm mà mỗi chúng ta nên đọc và cảm nhận một lần trong cuộc sống.

Xem thêm các bài văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo hay khác: