X

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Top 10 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng

Dàn ý giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng

(1) Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.

(2) Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.

(3) Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.

- Lưu ý: Khi trình bày, cần chọn giọng nói phù hợp (giọng chia sẻ thân mật, giọng tâm tình,…), thể hiện các thông tin một cách chính xác. Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…

Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng - mẫu 1

Tiêu Sơn tráng sĩ của tác giả Khái Hưng là một trong những tiểu thuyết viết về chủ đề lịch sử, nhưng lại mang dấu ấn riêng biệt về những cách tân trên khía cạnh nội dung lẫn nghệ thuật đã câu chuyện vượt thoát cấu trúc của tiểu thuyết chương hồi mà tiến tới tiểu thuyết hiện đại.

Cuốn sách được ra đời trong hoàn cảnh nền văn học nước ta đã có những chuyển mình, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ. Hiện đại hóa văn học ở đây chỉ tính chất một nền văn học đã thoát khỏi hệ hình thi pháp văn học cũ để tiến vào nền văn học hiện đại, một nền văn học có thể tiến kịp và gia nhập vào nền văn học thế giới. Bởi vây, cuốn sách được chắp bút từ một trong những chủ soái của phong trào hiện đại hóa văn chương, Tiêu Sơn tráng sĩ vừa kế thừa tinh hoa nền văn học cũ, vừa học hỏi, tiếp thu thành tựu văn chương thế giới mà từ đó, trở thành cuốn tiểu thuyết hết sức hiện đại.

Ngoài ra, tính hiện đại đó được thể hiện ngay ở cách tác giả đặt tên từng hồi trong Tiêu Sơn tráng sĩ. Nếu tiểu thuyết cổ điển, tên hồi được đặt theo lối hai câu văn biền ngẫu đứng đối xứng nhau như: “Trương Thiên Sư cầu yên ôn dịch/ Hồng Thái úy lỡ sổng yêu ma” (Thủy hử truyện) nhằm tổng kết, khái quát, tóm tắt một cách ngắn gọn nhất, cho người đọc một cách nhìn khái quát nhất về nội dung chương truyện. Thì mỗi hồi ở Tiêu Sơn tráng sĩ đều có tựa đề ngắn gọn, thậm chí có những hồi tựa đề cô đọng chỉ có một chữ như hồi 18 “Sấm”.

Từ biểu hiện trên khía cạnh đặt tên chương và sắp xếp cấu trúc tác phẩm, tính hiện đại của Tiêu Sơn tráng sĩ tiếp tục được thể hiện mạnh mẽ ở cách Khái Hưng tái hiện dòng chảy thời gian, kết cấu không gian trên từng trang viết. Nếu tiểu thuyết cổ điển, đặc biệt tiểu thuyết chương hồi, câu chuyện luôn đi theo trục thời gian tuyến tính, sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách tuần tự, không hề có sự đột phá, xáo trộn về mặt không gian cũng như thời gian; thì Tiêu Sơn tráng sĩ, kết cấu câu chuyện không còn tuân theo quy luật tuyến tính đó nữa mà trở nên đầy linh hoạt, biến hóa. Nhiều hồi Khái Hưng đã đưa hành động, kết quả lên trước để dẫn dắt câu chuyện sau đó, dòng thời gian mới từ từ quay ngược trở về giải quyết nguyên nhân, hoàn cảnh, kế hoạch.

Viết về những tráng sĩ Tiêu Sơn, viết về câu chuyện, một đoạn lịch sử, Khái Hưng đã gián tiếp khắc họa lên xã hội, mục đích, lí tưởng của một bộ phận thanh niên đương thời; bồng bột, khao khát rất nhiều mà cuối cùng, thứ nhận về chỉ là sự trống rỗng đến vô tận. Và đó cũng là ánh nhìn đầy hiện đại của Khái Hưng về con người và cuộc đời.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác: