Soạn bài Dấu ngoặc kép ngắn nhất
Soạn bài Dấu ngoặc kép
I. Công dụng
Dấu ngoặc kép dùng để:
a) Lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi).
b) Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt: dùng từ ngữ "dải lụa" để chỉ chiếc cầu (ẩn dụ)
c) Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với nước ta: khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu với hàm ý mỉa mai. Ở đây cũng có xem dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng để đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
d) Tên của các vở kịch.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 142 sgk Văn 8 Tập 1): Công dụng của dấu ngoặc kép
a) Câu nói được dẫn trực tiếp (những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão).
b) Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
c) Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d) Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e) Từ ngữ được dẫn trực tiếp "Mặt sắt", "ngây vì tình" được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du.
Câu 2 (trang 143 sgk Văn 8 Tập 1): Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lí do:
a) Đặt dấu hai chấm sau "cười bảo" đánh dấu báo trước lời đối thoại, dấu ngoặc kép ở "cá tươi" và tươi, đánh dấu từ ngừ được dẫn lại.
b) Đặt dấu hai chấm sau "chú Tiến Lê", đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu" đánh dấu trực tiếp.
c) Đặt dấu hai chấm sau "bảo hắn" đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại. "Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào" đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Từ "Đây" viết hoa.
Câu 3 (trang 143 sgk Văn 8 Tập 1): Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng dùng dấu câu khác nhau.
a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
Câu 4 (trang 144 sgk Văn 8 Tập 1): Đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lễ hội chọi trâu, thường được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm: "Dù ai buôn bán trăm bề Ngày ba tháng bốn thì về chọi trâu". Trâu được chọn để chọi trường là trâu to (độ 4 -5 tuổi), vào lúc sung sức nhất, da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Khắp làng trên xóm dưới ai cũng chọn làng mình một con trâu to khỏe nhất, đẹp mã nhất để tham gia cuộc thi.
- Dấu hai chấm trước lời trích thơ
- Dấu ngoặc kép đánh dấu phần trích dẫn thơ
- Dấu ngoặc đơn bổ sung thông tin cho trâu có thể trọi.
Câu 5 (trang 145 sgk Văn 8 Tập 1): Đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn
Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi :
- Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ ! Chả biết nó gửi thẻ xong, vay trước được mấy đồng, mà đưa về cho tôi ba đồng. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo : "Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà ; xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo ; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn ; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !...".
(Theo Nam Cao_Lão Hạc)
- Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời của con trai lão Hạc.