Soạn bài Quê hương ngắn nhất


Soạn bài Quê hương

Bố cục:

- Phần 1: Hai câu đầu: Giới thiệu về làng chài, quê tác giả.

- Phần 2: Sáu câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền ra khơi.

- Phần 3: Tám câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền trở về.

- Phần 4: Bốn câu cuối: Tình cảm, nỗi nhớ của nhà thơ với quê hương.

Câu 1 (trang 18 sgk Văn 8 Tập 2):

- Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:

      + Hình ảnh buổi sớm đẹp trời: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

      + Hình ảnh con người lao động phấn chấn: dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

      + Nổi bật lên trên nền cảnh ấy là hình ảnh con thuyền lướt sóng ra khơi: sự dũng mãnh của con thuyền vượt trường giang được so sánh như con tuấn mã. ⇒ Các từ ngữ diễn tả hoạt động với sắc thái mạnh mẽ: hăng, phăng, vượt đã góp phần thể hiện sức mạnh của con thuyền.

      + Hình ảnh cánh buồm trắng rướn mình, giương lên đón gió khơi như tượng trưng cho thần thái của con người miền biển, tâm hồn của làng chài.

⇒ Đây là hình ảnh được cảm nhận qua tâm hồn một con người đang hướng về quê hương với tình cảm thiêng liêng sâu nặng.

- Phân tích cảnh đón thuyền cá về bến:

      + Cảnh ồn ào tấp nập trên bến khi đón thuyền và niềm vui sướng trước thành quả lao động ⇒ gợi sức sống, nhịp sống náo nhiệt.

      + Hình ảnh người dân chài: làn da ngăm rám nắng, nồng thở vị xa xăm ⇒ sự vất vả của công việc, cũng như sự từng trải, bản lĩnh của người lao động sau mỗi lần ra khơi.

      + Hình ảnh con thuyền: trái ngược với lúc ra khơi, giờ đây con thuyền mệt mỏi, trở về nằm im lìm như nghỉ ngơi, suy ngẫm, sau một ngày cùng con người lao động hăng say.

Câu 2 (trang 18 sgk Văn 8 Tập 2):

Phân tích các câu thơ:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió …

      + Đây là hình ảnh thực, được quan sát trong sự tinh tế của tác giả: cánh buồm màu trắng no gió nổi bật trong bức tranh làng chài, như là linh hồn của làng chài.

      + Hình ảnh cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng: một thứ trừu tượng được so sánh với một thức có hình khối làm cho nó cụ thể hơn. Cánh buồm vốn gần gũi với cuộc sống của người dân làng chài giờ trở thành biểu tượng của làng chài.

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

      + Hình ảnh tả thực: dân chài lưới làn da ngăm rám nắng → Sau ngày làm việc mệt mỏi với nắng gió của biển khơi, người dân làng chài trở về với làn da rám nắng, thể hiện được sự vất vả trong lao động.

      + Sử dụng biện pháp ẩn dụ để thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị xa xăm), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình).

⇒ Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh thể hiện được tình cảm chân thành, sự gắn bó am hiểu làng chài của tác giả.

Câu 3 (trang 18 sgk Văn 8 Tập 2):

Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật và cuộc sống của con người quê hương:

- Đó là tình cảm gắn bó, sâu nặng. Nếu không có sự quan sát tinh tế sẽ không thể có những vần thơ chân thực mà bay bổng như vậy.

- Bài thơ còn thể hiện được nỗi thớ thương của tác giả khi xa quê, niềm tự hào về cuộc sống và công cuộc lao động ở quê hương.

Câu 4 (trang 18 sgk Văn 8 Tập 2):

- Những đặc sắc nghệ thuật:

      + Hình ảnh thơ phong phú và nhiều sáng tạo.

      + Nhiều câu thơ cảnh vật, con người được miêu tả chân xác, cụ thể và sinh động.

      + Nhiều câu thơ hình ảnh bay bổng, lãng mạn và rất có hồn.

- Mặc dù số câu thơ trong bài thơ phần lớn là miêu tả nhưng đây là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt là biểu cảm.

Nhận xét - Ý nghĩa

- Bài thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh lao động khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài.

- Đồng thời cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Luyện tập

Sưu tầm thơ về quê hương

Quê hương

(Nguyễn Đình Huân)

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu siêu đi về

Quê hương nhắc tới nhớ ghê

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.