Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm ngắn nhất


Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp cách làm

I. Giới thiệu một phương pháp, cách làm

- Khi thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu một món ăn,.. người ta thường giới thiệu về nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm

- Cách làm được trình bày theo trình tự thời gian: trước sau

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 26 sgk Văn 8 Tập 2): Dàn bài thuyết minh về cách làm diều

a. Nguyên vật liệu

Vật liệu và dụng cụ

- Vài tờ báo

- Một thanh tre, một nan tre

- Một cuộn dây dài, dây cước

- Một hộp keo dán giấy

- Một chiếc kéo cắt giấy

b. Cách làm

- Cắt giấy

      + Gập tờ báo cắt thành hình vuông 40 cm x 40cm làm thân diều

      + Tiếp tục cắt thêm những mảnh giấy có kích thước 3cm x 25cm

      + Cắt những dải dây bằng giấy có kích thước 4cm x 60cm.

- Cắt thanh tre

      + Chuẩn bị một thanh tre dài hơn đường chéo hình vuông khoảng 5cm, uốn cong 1 phần thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữ lấy phần này.

      + Dùng một sợi dây cước căng nối hai đầu thanh tre để giữ độ cong của nó sẽ nhìn thấy thanh tre và sợi dây hình cánh cung.

- Dán đuôi diều và dây diều

      + Lấy những mẩu giấy nhỏ đã cắt ở bước 1, dán ở phía góc dưới của con diều sao cho mỗi đuôi khoảng 60cm, đuôi ở giữa có thể 80cm.

      + Xuyên sợi dây ở phía trên nan của con diều (giao giữa nan và cánh cung) rồi kéo thẳng dây ra là xong.

c. Thành phẩm

- Diều phải lành, chắc chắn, không bị rách hay méo mó

- Thử kéo dây và thả diều, diều bay cao được mới đạt chất lượng.

Câu 2 (trang 26 sgk Văn 8 Tập 2): Phương pháp đọc nhanh

a. Cách đặt vấn đề

- Khẳng định vai trò của việc đọc sách bằng cách:

      + Nêu sự phát triển của khoa học thông tin nhưng khẳng định máy móc không thể thay thế được việc đọc.

      + Từ mâu thuẫn giữa khả năng đọc thực tế của con người với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại tác giả hướng bạn đọc đến yêu cầu bức thiết phải hình thành phương pháp đọc nhanh.

b. Giải quyết vấn đề (các cách đọc và phương pháp đọc nhanh)

Trình bày các cách đọc theo trình tự từ thấp đến cao:

- Ở mức thấp có đọc thành tiếng (quá chậm, mất nhiều thời gian)

- Ở mức cao có đọc thầm. Đọc thầm lại được chia làm 2 loại: đọc theo dòng và đọc theo ý:

      + Đọc theo dòng là cách đọc thông thường, đọc từng câu, đọc từng câu, từng chữ.

      + Đọc theo ý chính là phương pháp đọc nhanh.

Ưu điểm: lướt từ trên xuống dưới, không bám sát các từ mà nắm chắc các ý, trong một thời gian ngắn có thể thu nhận đầy đủ các thông tin chủ yếu của một cuốn sách, trang sách, ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí.

c. Kết luận

- Những tấm gương đọc nhanh

- Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đọc nhanh: mở các lớp dạy đọc nhanh

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.