X

Soạn văn 9 Cánh diều

5+ Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng (điểm cao)


Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng (điểm cao)

Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng - mẫu 1

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng?

Mục tiêu học tập của học sinh là một chủ đề rất quan trọng trong hệ thống giáo dục hiện nay. Mục tiêu này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân của học sinh mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và quốc gia. Mục tiêu học tập của học sinh là gì? Mục tiêu học tập của học sinh khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân.

Một số học sinh học tập để đạt được điểm số cao, được chấp nhận vào trường đại học tốt, hoặc nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Trong khi đó, một số học sinh học tập vì đam mê và niềm yêu thích với kiến thức và kỹ năng học tập. Dù mục tiêu học tập của học sinh là gì, đó đều là mục tiêu học tập cá nhân và cần được tôn trọng. Có mục tiêu học tập giúp học sinh tập trung và nỗ lực hơn trong học tập.

Nếu học sinh biết rõ mục tiêu của mình trong học tập, họ sẽ dễ dàng chọn lựa những hoạt động học tập phù hợp và nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp họ đạt được kết quả tốt hơn trong học tập và cảm thấy hài lòng hơn với nỗ lực của mình. Có mục tiêu học tập giúp học sinh phát triển khả năng lãnh đạo và quản lý thời gian. Khi học sinh có mục tiêu học tập, họ sẽ có xu hướng tự tìm kiếm những cách để đạt được mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp họ phát triển khả năng lãnh đạo và quản lý thời gian để hoàn thành những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu. Có mục tiêu học tập giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Trong quá trình học tập, học sinh sẽ gặp phải trường hợp khó khăn và thách thức. Nếu họ có mục tiêu học tập, họ sẽ có động lực để đối mặt với những vấn đề này và tìm cách giải quyết chúng.

Điều này sẽ giúp họ phát triển khả năng giải quyết vấn đề, một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống. Có mục tiêu học tập giúp học sinh phát triển sự tự tin và tính trách nhiệm. Khi học sinh có mục tiêu học tập, họ sẽ tự tin hơn trong việc đối mặt với những thử thách và khó khăn trong học tập. Họ cũng sẽ cảm thấy có trách nhiệm với việc đạt được mục tiêu của mình và cần phải đưa ra những quyết định và hành động phù hợp để đạt được mục tiêu đó.

Ngoài ra, có mục tiêu học tập còn giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập và kỹ năng sống. Học sinh sẽ học cách nghiên cứu, phân tích và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Họ cũng sẽ phát triển kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch và quản lý thời gian để đạt được mục tiêu của mình. Những kỹ năng này rất quan trọng để học sinh có thể thành công trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, để có mục tiêu học tập, học sinh cần được định hướng và hỗ trợ từ các giáo viên và phụ huynh.

Các giáo viên và phụ huynh cần giúp học sinh tìm ra mục tiêu học tập của mình và tạo điều kiện để họ có thể đạt được mục tiêu đó. Họ cũng cần thường xuyên cung cấp phản hồi và động viên để học sinh tiếp tục nỗ lực và phát triển. Trong cuộc sông, mục tiêu học tập của học sinh rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và xã hội. Có mục tiêu học tập giúp học sinh tập trung và nỗ lực hơn trong học tập, phát triển khả năng lãnh đạo và quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, tự tin và trách nhiệm.

5+ Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng (điểm cao)

Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng - mẫu 2

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng?

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.

Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập

Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đình và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.

Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.

Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.

Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một con đường riêng của việc học để theo đuổi giấc mơ của mình.

Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng - mẫu 3

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng?

Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và chóng mặt, con người cũng không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức của mình để hòa nhập và không bị lạc hậu. Một trong những điều làm nên thành công và là tiền đề vững chắc để ta vươn lên đạt được những mục tiêu đề ra đó chính là con đường học tập. Đối với cuộc đời mỗi người học tập là một trong những điều quan trọng nhất. Đã có biết bao câu hay ý đẹp nói về việc học tập. Trong đó, mục đích học tập mà UNESCO đề xướng: “ Học để tự khẳng định mình” để lại ấn tượng nhiều nhất với tuổi trẻ ngày nay. Vậy thế hệ thanh niên chúng ta có ý nghĩ gì về quan niệm trên.

Học tập là con đường muôn đời, không bao giờ ngừng phát triển. Trước hết ta cần tìm hiểu cho thấu đáo “học” là gì và có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong cuộc sống? Học là quá trình học hỏi, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng để phát triển tâm hồn, trí tuệ và nhân cách. Ở bất cứ nơi đâu ta cũng có thể học hỏi, học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè, từ những thế hệ trước và cả ở ngoài đời sống xã hội. Học tập còn là sự tích lũy, nâng cao và tìm tòi thêm nhiều tri thức xung quanh ta. Đó là sự tự nguyện xuất phát từ chính bản thân ta làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, đem lại nhiều thú vị và ý nghĩa cho cuộc sống. Học để tự khẳng định mình là học để nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực trong đởi sống xã hội. Từ đó rèn luyện cho mình bản lĩnh trong mọi tình huống, có phương pháp giải quyết mọi việc một cách phù hợp, khoa học nhất. Sự khẳng định mình chính là khẳng định “ cái tôi” của mỗi người có cá tính riêng, bản lĩnh riêng, tài năng riêng, không ai giống mình và mình không giống ai. Đó còn là học để biết đúng, biết sai, thế nào là tốt và xấu để ta từng bước hoàn thiện nhân cách bản thân mình.

Đã có biết bao người đã khẳng định được cái tôi của mình, được nhiều người biết đến và đem lại niềm tự hào, hạnh phúc cho bản thân, gia đinh và xã hội. Nhờ những nỗ lực, đóng góp của họ mà xã hội này, thế giới này toàn diện và tốt đẹp hơn. Những người ấy sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng và lấy đó làm gương. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những người chưa xác định cho mình mục đích học tập rõ ràng. Họ không biết nhiều kiến thức, không có khả năng vận dụng vào cuộc sống, khó chung sống với mọi người và khó thành công. Hơn nữa, còn có nhiều người quan niệm rằng học để kiếm điểm, để lấy bằng mà không cần nắm kiến thức. Những “tiến sĩ giấy” ấy sẽ bị mọi người khinh rẻ, xem thường và phê phán. Họ cần xem xét lại động cơ học tập của mình và học hành nghiêm túc hơn nữa.

Để thực hiện mục đích học tập trên chúng ta cần có những mục tiêu như thế nào? Trước hết, ta cần phải xác định mục đích, xây dựng lí tưởng một cách đúng đắn, cao đẹp vì có lí tưởng cao đẹp và những kiến thức mình biết ta mới có thể đặt chân lên con đường mang tên thành công. Nếu mục đích không đúng đắn sẽ dẫn đến nhưng hậu quả khôn lường và hủy diệt cả nhân loại. Xã hội ngày càng vươn lên và vươn cao, càng có nhiều cơ hội và điều kiện để mỗi người có thể tự khẳng định chính mình. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng cơ hội ngàn vàng ấy để khẳng định cái tôi cá nhân của chính chúng ta. Riêng em, em sẽ học hành thật tốt, rèn luyện nhân cách, đạo đức và xác định mục tiêu đúng đắn cho bản thân để từ đó tự khẳng định bản thân mình.

Một nhà văn nào đó đã viết: “Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng”, việc xác định mục đích học tập của mỗi người cũng quan trọng như việc xác định lí tưởng sống. Phương châm: “ Học để tự khẳng định mình” của UNESCO đề xướng thật sự là kim chỉ nam, là con đường để dẫn dắt tôi, bạn và chúng ta đi tới thành công.

Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng - mẫu 4

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng?

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 yêu cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết:” học để biết”. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: “Trăm hay không băng tay quen”. Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân “chân lấm tay bùn” suốt ngày “bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.

Như vậy “học” thôi chưa đủ mà còn phải “đi đôi với hành” nữa. Tất nhiên, chúng ta không nên nghiêng phiến diện 1 phía: “học” quan trọng hơn hay “hành” quan trọng hơn mà cần biết điều hòa kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều giữa “học” và “hành”, “biết” và “làm”, chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá trình.

Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:” học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Đây chính là mục đích học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

Xem thêm các bài Soạn văn 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: