X

Soạn văn 9 Cánh diều

10+ Tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc (điểm cao)


Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) phân tích tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc trong truyện ngắn Làng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc (điểm cao)

Đoạn văn phân tích tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc trong truyện ngắn Làng - mẫu 1

Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm: một bên là làng, một bên là nước dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông đã dứt khoát chọn theo cách của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ. Khi tâm trạng bị dồn nén, ông trút nỗi lòng vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ, rất ngây thơ. Qua đó, ông muốn tự nhủ với mình, tự giãi bày với lòng mình. Ông muốn đứa con ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu” và muốn nó biết tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Gái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.”. Đó chính là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng mà chân thành, bền vững của ông Hai – một người nông dân với quê hương, đất nước, với Cách mạng và Bác Hồ và các tình cảm đó không chỉ còn là niềm tự hào mà còn là niềm tự tôn, là danh dự của ông Hai.

Xem thêm các bài Soạn văn 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: