Soạn bài Đọc mở rộng lớp 9 trang 65 Tập 2 - Kết nối tri thức
Haylamdo soạn bài Đọc mở rộng trang 65 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Đọc mở rộng lớp 9 trang 65 Tập 2 - Kết nối tri thức
Câu 1 (trang 65 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm đọc một số truyện trinh thám và một số bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin quan trọng mà em thu nhận được từ văn bản.
Trả lời:
* Một số truyện trinh thám:
- Truyện “Ngôi mộ cổ” ( Phạm Cao Củng): Đoạn trích kể về một chuyến phiêu lưu của nhóm Kỳ Phát trong việc tìm kiếm kho báu của ông cha xưa được giấu ở khu mộ của họ Đặng ở Văn Lú. Cuối cùng họ đã tìm thấy kho báu.
- Truyện “Chiếc mũ miện dát đá be-ro: Câu chuyện kể về sự việc chiếc mũ dát đá bị mất trộm. Từ đó thể hiện tài năng phá án của Sơ-lốc Hôm và tầm quan trọng của lòng tin, sự tha thứ giữa người với người.
* Một số bài thơ:
- Bài thơ “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử): Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương):
+ Mạch vận động của cảm xúc trong bài theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian.
• Khổ 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre bên lăng gợi hình ảnh của quê hương đất nước.
• Khổ 2 – 3: Từ cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
• Khổ 4: Khi sắp phải trở về Miền Nam, niềm mong ước thiết tha: muốn tấm lòng mình được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
+ Giọng điệu tha thiết, thể hiện niềm thành kính sâu sắc đối với vị Cha già của dân tộc, giọng thơ tự hào xen lẫn đau đớn, xót xa khi Bác đã ra đi mãi mãi.
Câu 2 (trang 65 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trao đổi với các bạn về:
- Chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện trong một truyện trinh thám em đã đọc; những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của em sau khi đọc truyện.
- Chủ đề và căn cứ để xác định chủ đề; cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết; những nét độc đáo về hình thức của bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ em đã đọc thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
Trả lời:
* Truyện trinh thám:
Văn bản |
Không gian, thời gian |
Các sự kiện chính |
Chi tiết tiêu biểu |
Ngôi kể |
Chiếc mũ miện dát đá be-rô |
- Không gian: địa điểm xảy ra vụ án xảy ra tại nhà riêng của ông Holder, một chủ ngân hàng giàu có. - Thời gian: Vụ án xảy ra vào ban đêm, khi hầu hết mọi người đều đang ngủ |
- Dấu chân trong tuyết - Vết thương trên mặt Gioóc Bon-queo - Chiếc vương miện bị gãy
|
Khả năng suy luận logic của Hôm. |
Ngôi 1 |
Ngôi mộ cổ |
Không gian: trong rừng. |
- Kỳ Phát sử dụng chìa khoá để đánh dấu vị trí dưới cây trụ và dùng một sợi dây dài để nối liền hai điểm đánh dấu. - Kỳ Phát quan sát cây trụ và nhận thức được hai cành cây quan trọng, nhấn mạnh đặc điểm này cho bọn anh em Đặng. - Sự hiểu biết về văn chương và lịch sử khi giải thích ý nghĩa của bài thơ và nhắc nhở về Mác-cô Pô-lô |
Kỳ Phát tìm ra kho báu |
Ngôi 3 |
* Văn bản thơ:
Văn bản |
Chủ đề |
Tình cảm, cảm xúc |
Cảm hứng chủ đạo |
Nét độc đáo về hình thức |
Mùa xuân chín
|
Thiên nhiên |
Tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức. |
Tình yêu, nỗi nhớ |
|
Viếng lăng Bác |
Tình cảm quê hương |
Nỗi xúc động và lòng thành kính của một người con Việt Nam dành cho vị cha già dân tộc |
Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn sâu sắc và tự hào lớn lao pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. |
- Thể loại: thơ 8 chữ - Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. |
Câu 3 (trang 65 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ mà em yêu thích.
Trả lời:
- Bài thơ sáu chữ: Anh đừng khen em (Lâm Thị Mỹ Dạ), Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân),...
- Bài thơ bảy chữ: Bảy chữ (Nguyễn Bính), Hoa đào năm ngoái (Hoàng Ngọc San),...
- Bài thơ tám chữ: Nhớ rừng (Thế Lữ),...