X

Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Soạn bài Văn hóa hoa - cây cảnh - Kết nối tri thức


Haylamdo soạn bài Văn hóa hoa - cây cảnh Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Văn hóa hoa - cây cảnh - Kết nối tri thức

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Yêu thiên nhiên là một tình cảm tự nhiên và đặc điểm của con người. Theo em, tình yêu đó có những biểu hiện nổi bật nào?

Trả lời:

Một số biểu hiện nổi bật:

- Tham gia các hoạt động trồng cây, phủ xanh đồi trọc, bảo vệ rừng.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, không xả rác bừa bãi, không khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.

- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Yêu thích các hoạt động thể thao ngoài trời như đi bộ, đạp xe, chèo thuyền,...

Vẽ tranh, chụp ảnh, sáng tác thơ ca để thể hiện tình yêu thiên nhiên.

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong bối cảnh đời sống hiện đại, việc tạo ra một không gian cư trú gần gũi, thân thiện với thiên nhiên có thể gặp phải những thách thức gì?

Trả lời:

Những thách thức trong việc tạo ra một không gian cư trú gần gũi, thân thiện với thiên nhiên trong bối cảnh đời sống hiện đại:

- Do mật độ dân cư tăng cao, đặc biệt tại các đô thị lớn, diện tích dành cho mỗi cá nhân ngày càng thu hẹp, khiến việc thiết kế không gian xanh trong nhà ở trở nên khó khăn.

- Một số hệ thống thân thiện với môi trường như mái năng lượng mặt trời, vườn treo,... đòi hỏi kỹ thuật thi công và bảo trì phức tạp hơn.

- Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, bụi bẩn từ khu vực xung quanh có thể ảnh hưởng đến chất lượng không gian sống ngay cả khi bên trong nhà được thiết kế thân thiện với môi trường.

- Một số thói quen sinh hoạt chưa thân thiện với môi trường như lãng phí nước, năng lượng,... có thể làm giảm hiệu quả của các giải pháp thiết kế xanh.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Tác giả đang khơi gợi sự chú ý về vấn đề gì?

Vấn đề thiên nhiên.

2. Chú ý: Đâu là điều kiện theo chốt dẫn đến sự xuất hiện của “thiên nhiên thứ hai”?

Điều kiện then chốt: Thoạt kỉ thuỷ, con người lệ thuộc gần như hoàn toàn và nặng nề vào môi sinh tự nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, nhưng về bản thể, con người là một sinh vật có tư duy, có ý thức, có mô hình hành động được lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, do vậy mà con người không thích nghi thụ động với hoàn cảnh tự nhiên, mà là ứng biển – thích ứng và biến đổi nó – xây dựng các hệ sinh thái – nhân văn

3. Theo dõi: Cách tác giả đưa thông tin về “truyền thống sống hài hoà với tự nhiên” của người Việt Nam có điểm gì độc đáo?

Điểm độc đáo: sử dụng hình ảnh hoa và cây cảnh như là biểu tượng cho mối quan hệ gắn bó và tôn trọng thiên nhiên.

4. Suy luận: Bề rộng của những thông tin được trình bày trong văn bản có mối liên hệ như thế nào với khái niệm “văn hoá” xuất hiện ở nhan đề?

Điều này liên hệ mật thiết với khái niệm “văn hóa” xuất hiện ở nhan đề, bởi “văn hóa” không chỉ là những sản phẩm vật thể mà còn là cách thức con người tương tác với thế giới xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên.

5. Kết nối: Vấn đề “mức sống” được đề cập ở đây gợi cho em nghĩ tới thực tế nào?

Thực tế: Những người sống thường chỉ kiếm đủ tiền để trang trải cho các chi phí sinh hoạt cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ và đi lại. Họ không dành nhiều tiền cho những thứ xa xỉ hoặc không cần thiết.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Văn bản nói về văn hóa hoa và cây cảnh trong đời sống và văn hóa của người Việt Nam. Thông tin về quan niệm sống hài hoa với thiên nhiên được thể hiện qua ngôn ngữ; thông tin về các công trình nhân tạo được bố trí hài hòa với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp; thông tin về sự tồn tại trải đều trên nhiều vùng đất của các làng, trại, chợ hoa cây cảnh; thông tin về cách gười Việt đưa thiên nhiên vào mỗi ngôi nhà, vào từng không gian cư trú riêng tư.

Soạn bài Văn hóa hoa - cây cảnh | Hay nhất Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu nhận xét về việc sách giáo khoa đặt văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh bên cạnh văn bản Yên Tử, núi thiêng.

Trả lời:

Việc sách giáo khoa đặt văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh cạnh văn bản Yên Tử, núi thiêng là có ý nghĩa, bởi cả hai văn bản đều phản ánh sự gắn kết sâu sắc giữa con người và thiên nhiên, cũng như tầm quan trọng của văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt.

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm hiểu bố cục của văn bản, qua đó, đánh giá cách tác giả triển khai ý tưởng và trình bày thông tin.

Trả lời:

- Bố cục:

Phần 1: (Từ đầu đến tuy gần mà xa): Tác giả giới thiệu về văn hóa hoa và cây cảnh.

Phần 2: (Tiếp theo đến tục thờ cây cối): Đặc điểm của thiên nhiên Đông Nam Á và truyền thốg hài hòa với tự nhiên của người phương Đông.

Phần 3: (Tiếp theo đến cơ chế thị trường): biểu hiệ của cách tạo dựng thiên nhiên thứ hai.

Phần 4: Còn lại: Cây cảnh trong nền văn hóa Việt Nam.

- Cách tác giả triên khai ý tưởng: Ông không chỉ cung cấp thông tin mà còn phản ánh quan điểm và tình cảm của mình đối với văn hóa hoa và cây cảnh, qua đó góp phần nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào văn hóa trong mỗi người đọc.

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định tính đa dạng của các thông tin được tác giả nêu lên xoay quanh việc làm sáng tỏ vấn đề: Người Việt thực sự có một văn hoá ứng xử riêng với thiên nhiên.

Trả lời:

- Tính đa dạng của các thông tin được thể hiện:

+ Qua các câu ca dao, thơ cũng như theo quan niệm về thuyết tính linh, vạn vật đều có linh hồn.

+ Cách đặt địa danh phản ánh mối liên hệ sâu sắc, ví dụ như têm gọi núi, sông, hồ.

àNgười Việt thực sự có một văn hoá ứng xử riêng với thiên nhiên.

Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tại sao nói về một vấn đề của văn hoá, tác giả lại hết sức quan tâm tìm hiểu, tập hợp các cứ liệu văn học và ngôn ngữ?

Trả lời:

Bởi vì:

- Văn học và ngôn ngữ là kho tàng lưu giữ tri thức, quan niệm, và cảm xúc của con người qua nhiều thế hệ, những nguồn này chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời và sâu sắc của dân tộc.

- Chúng giúp tác giả chứng minh và làm nổi bật vấn đề mà ông muốn truyền đạt: văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt không chỉ là hành động bề ngoài mà còn là biểu hiện của quan điểm sống, tư duy và tình cảm.

Câu 5 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu nhận xét của em về mạch liên kết giữa các thông tin trong văn bản.

Trả lời:

- Mạch liên kết giữa các thông tin trong văn bản được tác giả xây dựng một cách chặt chẽ và logic.

- Văn bản bắt đầu bằng việc nhấn mạnh sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên, sau đó nhấn mạnh sự phụ thuộc và tương tác giữa con người và thiên nhiên; tiếp theo, văn bản khám phá sự giao thoa văn hoá giữa Việt Nam với Trung Hoa và Nhật Bản;cuối cùng, tác giả miêu tả sự phổ biến của các làng hoa và trại cây cảnh cũng như việc đưa thiên nhiên vào đời sống hằng ngày qua các không gian sống.

Câu 6 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Việc tác giả huy động kiến thức đa lĩnh vực (văn hoá, văn học, ngôn ngữ, lịch sử, địa lí) khi đưa thông tin về vấn đề đã tạo nên đặc điểm gì của văn bản?

Trả lời:

- Tác giả đã kết hợp hài hòa giữa các kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng và tầm nhìn toàn diện về văn hóa ứng xử với thiên nhiên của người Việt.

- Giúp người đọc nhận thức được giá trị của việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống mà còn khuyến khích họ tiếp tục tìm hiểu và tôn trọng môi trường sống xung quanh mình.

Câu 7 (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thông điệp có ý nghĩa nhất mà em tiếp nhận được từ văn bản là gì?

Trả lời:

Thông điệp: sự gắn kết mật thiết giữa con người và thiên nhiên, cũng như việc ứng xử với thiên nhiên.

* Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 100 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ những điều được văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh gợi lên, viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu ấn tượng, suy nghĩ của em về hiện tượng “đưa thiên nhiên vào nhà” rất phổ biến trong đời sống hiện nay.

Trả lời:

Thông qua văn bản Văn hóa hoa cây cảnh, ta thấy được tầm quan trọng của hoa và cây cảnh trong các nghi lễ và đời sống thường nhật. Ngày nay, hiện tượng “đưa thiên nhiên vào nhà” không chỉ là một xu hướng trang trí mà còn là biểu hiện của nhu cầu tìm về nguồn cội, kết nối với thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại bận rộn. Việc này không chỉ giúp không gian sống trở nên tươi mới, bình yên mà còn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Cây xanh trong nhà như một lá phổi mini, giúp lọc không khí, cân bằng độ ẩm và tạo ra không gian sống hài hòa. Chúng như những người bạn thầm lặng, góp phần làm dịu đi những căng thẳng và áp lực hàng ngày. Qua đó, “đưa thiên nhiên vào nhà” còn là cách để mỗi người chúng ta thể hiện trách nhiệm và tình yêu với môi trường, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển bền vững.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: