Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 28 Tập 2 - Kết nối tri thức
Haylamdo soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 28 Tập 2 - Kết nối tri thức
Câu 1 (trang 28 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây. Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn được không? Vì sao?
a. Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Trả lời:
a.
- Các vế câu có quan hệ liệt kê, tăng cấp.
- Không nên tách mỗi vế câu thành câu đơn vì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
b.
- Các vế câu có quan hệ giả thiết - hệ quả. Trong vế nêu giả thiết (Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu) có ba vế thể hiện ba sự việc tiếp nối nhau theo trật tự thời gian, có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- Không thể tách mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn.
Câu 2 (trang 29 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy chuyển đổi các câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành câu ghép và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa các câu đơn ban đầu và câu ghép có được sau khi chuyển đổi.
a. Có một sự thật là trong 10 năm tôi là phóng viên cho tòa soạn tuần báo “Time” và trước đó làm cho hãng Roi-tơ. Một sự thật khác nữa là tôi gia nhập phong trào cách mạng từ năm 1945 và là thành viên của họ từ đó với các chức vụ khác nhau.
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời)
b. Rõ ràng Phạm Xuân Ẩn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết. Nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoáng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao...
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời)
c. Tôi không thể đủ điều kiện viết về ông theo cách chuẩn xác của những điệp vụ. Càng không muốn liệt kê theo các bản khai lí lịch đơn thuần.
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn-tên người như cuộc đời).
Trả lời:
a.
- Chuyển đổi câu: Rõ ràng Phạm Xuân Ấn có cuộc đời của nhân vật tiểu thuyết nhưng các nhà báo Việt Nam cũng như nhà báo nước ngoài mới chỉ có được “vài chớp đèn flash” nắm bắt những nét thoảng qua nào đó của cuộc đời ông theo một số sự kiện lịch sử lớn lao.
- So với việc diễn đạt bằng một câu ghép, diễn đạt bằng các câu đơn có tác dụng nhấn mạnh hơn thông tin: các nhà báo nước ngoài mới chỉ nắm bắt được vài nét ít ỏi về Phạm Xuân Ẩn, trong khi cuộc đời ông phong phú, hấp dẫn như một nhân vật tiểu thuyết.
b.
- Chuyển đổi câu: Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả các gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy.
- So với việc diễn đạt bằng một câu ghép, diễn đạt bằng các câu đơn có tác dụng nhấn mạnh hơn thông tin: những câu chuyện của thầy thú vị hơn cả.
c.
- Chuyển đổi câu: Chắc cô giáo rất vui trước món quà của em, giữa bao món quà của các bạn và em sẽ không để tên mình - tên người mang cánh buồm tặng cô.
- So với việc diễn đạt bằng một câu ghép, diễn đạt bằng các câu đơn có tác dụng nhấn mạnh hơn thông tin: “em” sẽ không để tên mình trên món quà tặng cô.
Câu 2 (trang 29 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Các đoạn trích sau vừa có câu đơn vừa có câu ghép. Hãy chỉ ra sự phù hợp giữa kiểu cấu trúc câu và ý nghĩa cần biểu đạt của mỗi câu.
a. Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
b. Vì sao sau khi đất nước giải phóng, cả nước và thế giới biết rõ ông là tình báo, vậy mà người Mỹ trong giới báo chí hoạt động cùng thời với ông nay trở lại Việt Nam vẫn đem lòng tin tưởng và kính trọng ông? Đó là một nhân cách, một tài năng. Đời ông là một câu trả lời lớn cho nhiều câu hỏi vẫn làm đau đầu nhiều người bạn Mỹ của ông.
(Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời)
Trả lời:
a.
- Câu 1 là câu ghép gồm hai vế diễn tả mong muốn (chúng ta muốn hòa bình) và thái độ của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp (chúng ta phải nhân nhượng).
- Câu 2 là câu ghép có hai vế, trong đó, vế 1 nêu thực tế xảy ra (chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp ngày càng lấn tới), vế 2 giải thích nguyên nhân (vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa).
Vế 1 tuy là một bộ phận của câu, nhưng có cấu trúc như một câu ghép gồm hai vế có quan hệ tăng cấp. Câu 3 là câu đặc biệt. Câu 4 là câu đơn thể hiện tinh thần quyết tâm đứng lên cứu nước của nhân dân ta.
b.
- Câu 1 là câu ghép có quan hệ tương phản (đối lập) nhằm diễn tả ý nghĩa: thế giới biết rõ ông là tình báo nhưng người Mỹ vẫn tin tưởng, kính trọng ông.
- Câu 2, câu 3 là câu đơn khẳng định, ca ngợi con người và cuộc đời Phạm Xuân Ẩn.
Câu 4 (trang 29 sgk sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nghĩ của em về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn sau khi đọc văn bản Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.
Trả lời:
- Đoạn văn:
Sau khi đọc văn bản về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, em cảm thấy vô cùng kính trọng và thán phục trước tài năng, bản lĩnh và lòng yêu nước nồng nàn của ông. Ông là một con người phi thường, đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Em đặc biệt ấn tượng với những chiến công vang dội của ông trong lòng địch, với khả năng cải trang tài tình và tinh thần dũng cảm, mưu trí. Ẩn trong hình ảnh một nhà báo bình thường là một điệp viên xuất sắc, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Việc giải mã giúp người đời và hậu thế hiểu rõ hơn về cuộc đời của con người đặc biệt, hiểu hơn về lịch sử dân tộc, những giá trị nhân văn. Ông là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
- Câu ghép: Ẩn trong hình ảnh một nhà báo bình thường là một điệp viên xuất sắc, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.