Soạn bài Lơ Xít - Kết nối tri thức
Haylamdo soạn bài Lơ Xít Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Lơ Xít - Kết nối tri thức
* Trước khi đọc:
Câu hỏi (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong mỗi con người đều có hai mặt cảm xúc và lí trí, đôi khi, hai mặt này có thể xung đột dữ dội. Hãy kể lại một trải nghiệm cá nhân khi em kiềm chế cảm xúc và dùng lí trí để quyết định hành động của mình.
Trả lời:
- Một lần, em đã để quên chiếc cốc yêu thích của mình ở quán cà phê. Khi quay lại, em phát hiện ra rằng có người khác đã làm hỏng chiếc cốc đó mà không để lại lời xin lỗi. Mặc dù em cảm thấy buồn bã vì mất đi vật quý, nhưng em đã quyết định không giữ lại cảm xúc tiêu cực và thay vào đó, em chọn tha thứ và học cách giữ bình tĩnh trong tình huống khó khăn.
* Trong khi đọc:
1. Theo dõi: Việc Rô-đri-gơ muốn được chết.
Rô-đri-gơ muốn được chết: Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch!
2. Chú ý: Nỗi đau của Si-men
Nỗi đau của Si-men:
+ Ôi đau đớn!
+ Em chết mất!
+ Chàng đi đi! Để em từ biệt cõi đời!...
3. Chú ý: Sự “phân vân” của Rô-đri-gơ.
- Sự phân vân: Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi!
4. Theo dõi: Si-men đánh giá hành động của Rô-đri-gơ.
- Si-men đánh giá hành động của Rô-đri-gơ:
+ Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện
+ Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn
+ Chẳng buộc tội chàng đã tránh điều đê tiện...
+ Em biết: danh dự đòi hỏi gì sau điều sỉ nhục lớn kia...
5. Theo dõi: Si-men làm gì để xứng đáng với người mình yêu?
- Si-men đã:
Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng
Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: Văn bản đã cho người đọc thấy hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện về quan niệm danh dự, nghĩa vụ của con người trong thế kỉ XVII, sự giằng xé về nội tâm của hai nhân vật chính Rô-đri-gơ và Si-men giữa một bên là danh dự, bổn phận, dòng họ một bên là tình cảm nam nữ.
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vì sao Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng?
Trả lời:
Rô-đri-gơ đến gặp Si-men vì: chịu trách nhiệm về hành động mình làm, yêu cầu muốn Si-men giết mình trả thù cho cha.
Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Rô-đri-gơ đánh giá như thế nào về việc chàng giết cha của Si-men? Vì sao chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”?
Trả lời:
- Rô-đri-gơ đánh giá về việc chàng giết cha: Chàng không hối hận về chàng giết cha Si-men.
- Chàng không Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó vì:
+ Chàng không muốn van xin Si-men
+ Đối với Si-men việc này không thể chấp nhận được, cần được báo thù và chàng cũng làm việc như vậy là đúng vì danh dự của gia tộc
Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra diễn biến tâm trạng của Si-men trong đoạn trích.
Trả lời:
- Diễn biến tâm trạng: Nàng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như bàng hoàng, sững sờ, buồn bã, thất vọng, căm hận và dằn vặt.
Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích sự giằng xé nội tâm của hai nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra xung đột chính của vở kịch được thể hiện trong đoạn trích.
Trả lời:
- Rô-đri-gơ đứng trước bi kịch của sự lựa chọn: nghe theo tiếng gọi tình yêu hay phục tùng lí trí. Chàng đã dằn vặt, đau đớn trong cuộc va chạm giữa tình yêu nồng nhiệt của mình và danh dự gia đình. Chàng vừa bày tỏ tình yêu, muốn được chết dưới tay người yêu, vừa khẳng định hành động đúng của mình khi quyết định đấu kiếm. Trước đoạn trích này, ở Hồi I, Lớp VI, Rô-đri-gơ có đoạn độc thoại diễn tả những giằng xé nội tâm trước khi quyết định thách đấu với cha của Si-men để bảo toàn danh dự gia đình (Hận lòng đôi ngả đấu tranh/ Nửa là danh dự, nửa tình khó theo; Não nề đứng giữ hai đường/ Sống đời ô nhục? Phũ phàng tơ duyên). Có lúc chàng đã định “một thác là yên”, tìm đến cái chết.
- Si-men không trách cứ Rô-đri-gơ vì nàng hiểu hành động của chàng là để bảo vệ danh dự, để xứng với tình yêu của nàng. Những câu thoại thể hiện tình yêu của Si-men với Rô-đri-gơ: Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác/ Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất/ Và giữa đau thương đôi cảm giác êm đềm/ Được ngón tay chàng lau nước mắt cho em. Song, Si-men cũng nhận thức được rằng: Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng.
- Xung đột chính của vở kịch: xung đột nội tâm.
Câu 5 (trang 127 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu nhận xét của em về phẩm chất của nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men được thể hiện trong đoạn trích.
Trả lời:
- Nhân vật Rô-đri-gơ: là người anh hùng, hào hiệp, thẳng thắn, quả cảm, luôn ý thức về phẩm chất của mình.
- Nhân vật Si-men: rất yêu Rô-đri-gơ, sẵn sàng chết theo chàng, nhưng cũng rất phân minh khi giải quyết mối quan hệ cá nhân và gia đình.
Câu 6 (trang 127 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện quan niệm về danh dự, nghĩa vụ của con người ở thế kỉ XVII. Theo em, cách giải quyết xung đột trong vở kịch có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?
Trả lời:
- Giải quyết xung đột trong vở kịch không còn phù hợp hiện nay.
- Vì:
+ Cách giết nhau khiến mọi việc sẽ rất rối loạn.
+ Mọi việc đều để pháp luật nhà nước xử lí theo quy định.
* Viết kết nối với đọc
Câu hỏi (trang 127 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít.
Trả lời:
Đọc vở kịch “Lơ- Xít” em rất ấn tượng với nhân vật Rô-đri-gơ. Vì nhân vật đã thể hiện sự dũng cảm phi thường khi dám đối mặt với Si-men, người con gái mình yêu, sau khi thú nhận đã giết cha của cô. Đây là hành động đòi hỏi rất nhiều can đảm và bản lĩnh bởi anh ta biết rằng Si-men sẽ vô cùng đau khổ và căm phẫn. Chàng trai không trốn tránh hay lảng tránh trách nhiệm mà đối mặt trực tiếp với người mình đã gây ra tổn thương. Rô-đri-gơ đã chấp nhận mọi hình phạt mà Si-men dành cho mình. Chàng trai sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình, dù cho hình phạt đó có nặng nề đến đâu. Sự dũng cảm của Rô-đri-gơ là một hành động đáng trân trọng. Nó thể hiện rằng anh ta là một người đàn ông có trách nhiệm và dám đối mặt với sai lầm của mình, đồng thời lên án những suy nghĩ cổ hủ có thể khiến con người ta mắc phải sai lầm không thể cứu vãn.