Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.
Câu hỏi:
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện.
Trả lời:
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc; chiếc bóng mang nhiều giá trị mà tác giả Nguyễn Dữ muốn truyền tải. Đầu tiên, chiếc bóng mang giá trị hiện thực, thể hiện cho nỗi khổ và hoàn cảnh tội nghiệp của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Vì không có chồng ở bên nên chiếc bóng trở thành thứ mà Vũ Nương chỉ vào để dạy con. Nó là hiện thân của sự cô đơn, tố cáo hiện thực chiến tranh làm cho đôi lứa chia lìa và bé Đản phải sống những ngày không có cha, Vũ Nương sống những ngày không có chồng. Thứ hai, chiếc bóng còn chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Vì con trẻ non nớt, vì người chồng ít học lại còn hay ghen, chiếc bóng đã trở thành nguyên nhân khiến cho Vũ Nương bị chồng nghi là thất tiết, dẫn đến nỗi oan và cái chết của Vũ Nương. Chiếc bóng qua lời kể của bé Đản chính là chi tiết thắt nút câu chuyện và đến khi Trương Sinh hiểu rõ mọi chuyện, chính chiếc bóng của Trương Sinh lại là thứ giải oan cho Vũ Nương và mở nút câu chuyện. Tóm lại, qua những lần xuất hiện của chiếc bóng, chiếc bóng chính là hình tượng nghệ thuật thể hiện cho những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.
Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Câu 1:
Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?
Xem lời giải »
Câu 2:
Em có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm nào viết về người phụ nữ? Hãy chia sẻ ấn tượng đó của em.
Xem lời giải »
Câu 3:
1. Theo dõi: Những chi tiết giới thiệu nhân vật Vũ Thị Thiết và Trương Sinh.
- Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
- Trương Sinh – Con nhà hào phú, nhưng không có học; có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.
2. Dự đoán: Theo em, kết cục của cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sẽ như thế nào?
- Dự đoán: bé trai ra đời, Trương Sinh sau khi đi lính về đoàn tụ hạnh phúc bên vợ con.
3. Dự đoán: Trương Sinh có thái độ và hành động như thế nào sau khi nghe những lời nói của con?
- Trương Sinh đinh ninh là vơ hư, thái độ giận dữ về nhà chàng la um lên cho hả giận.
4. Đối chiếu: Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh có đúng như dự đoán của em không?
- Kết cục cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh không đúng như dự đoán của em.
5. Suy luận: Câu chuyện sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang?
- Nếu không xuất hiện nhân vật Phan Lang thì Vũ Nương sẽ không được giải oan.
6. Theo dõi: Điều gì khiến Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng?
- Vũ Nương muốn tìm về gặp chồng vì:
+ Không muốn trốn ở đây mãi để mang tiếng xấu xa.
+ Nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương chan chứa nên muốn tìm về.
Nội dung chính: Câu chuyện khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ; lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.
Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của tác phẩm.
Xem lời giải »
Câu 4:
Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những đặc điểm gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?
Xem lời giải »