Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng sách Kết nối tri thức hay, đầy đủ nhất sẽ giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 22.

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Đọc: Sự tích ông Đùng, bà Đùng trang 99, 100

* Khởi động:

Câu hỏi trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 3: Quan sát tranh minh họa, cho biết hai người đang làm gì?

Trả lời:

Hai người đang khuân từng hòn đá băng qua những con suối.

* Đọc văn bản:

Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Đọc: Sự tích ông Đùng, bà Đùng trang 99, 100 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lồ.

Hồi ấy, đất thì cao thấp, lỗi lõm. Cây cối hoang dại mọc chẳng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.

Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bởi đất đảng trước, bà Đùng hì hục vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cũng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay.

Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" như bây giờ.

(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)

* Nội dung chính: Bài đọc “Sự tích ông Đùng, bà Đùng” kể về câu chuyện từ xưa ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường vậy nên người dân gọi họ với tên gọi là ông Đùng, bà Đùng. Họ đã giúp người dân nơi đây dẫn nước, vét đất, đào bới tạo ra dòng sông Đà ngày nay. Nguyên do dòng sông ấy ngoằn ngoèo như bây giờ ta chứng kiến là do ông bà do làm việc vào ban đêm nhìn không rõ nên nó đã không được thẳng và tạo thành nhiều những ghềnh thác.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?

Trả lời:

Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất.

Câu 2 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.

Đọc: Sự tích ông Đùng, bà Đùng trang 99, 100 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.

Câu 3 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?

Trả lời:

Kết quả đó chính là con sông Đà ngày nay.

Câu 4 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?

Trả lời:

Ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp như là: cần cù, chăm chỉ, tốt bụng

Câu 5 trang 100 sgk Tiếng Việt lớp 3: Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?

Trả lời:

Giải thích nguyên nhân mà sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" như bây giờ.

Viết trang 101

Câu 1 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết tên riêng: Nam Yết

Trả lời:

- Học sinh viết tên riêng vào vở.

- Chú ý viết hoa các chữ cái N, Y

Câu 2 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết câu:

Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trả lời:

- Học sinh viết tên câu vào vở.

- Chú ý viết hoa các từ: Đảo Nam yết, Trường Sa, Việt Nam.

Luyện tập trang 101, 102, 103

* Luyện từ và câu

Câu 1 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Dấu ngoặc kép trong mối câu dưới đây dùng để làm gì?

Luyện tập trang 101, 102, 103 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

a. Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật

b. Đánh dấu phần trích dẫn lời người khác

Câu 2 trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.

Luyện tập trang 101, 102, 103 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Luyện tập trang 101, 102, 103 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tàu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tưởng đời Trần, chỉ huy một cảnh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, húa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thân làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”

Câu 3 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm thêm ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã đọc.

Trả lời:

Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" như bây giờ.

* Luyện viết đoạn

Câu 1 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.

Luyện tập trang 101, 102, 103 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Nhân vật em muốn kể sau đây là tuổi thơ của rất nhiều bạn nhỏ, đó chính là chú mèo máy Doraemon. Doraemon là nhân vật chính trong bộ truyện tranh cùng tên của họa sĩ người Nhật Bản Fujiko F. Fujio. Mèo máy Doraemon là một nhân vật rất tốt bụng, khi cần sẽ sử dụng bảo bối của mình để giúp đỡ mọi người xung quanh. Đặc biệt mèo máy có một tình bạn vô cùng cao đẹp với Nobita- một cậu bé ngốc nghếch. Họ luôn đi cùng nhau, luôn tâm sự, giúp đỡ nhau mọi lúc mọi nơi. Đó là thứ tình cảm vô cùng trong sáng mà bất cứ ai cũng cảm thấy thật ao ước và ngưỡng mộ.

Câu 2 trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết 2-3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật

Trả lời:

Em thích nhân vật Doraemon vì cậu ấy rất tốt bụng, giúp đỡ mọi người xung quanh. Không những vậy cậu còn có tình bạn vô cùng cao đẹp và trong sáng với No-bi-ta.

* Vận dụng:

Câu hỏi trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm đọc các câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.

Trả lời:

Đọc các truyện như: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,….

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: