Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 5: Ngày hội rừng xanh - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 5: Ngày hội rừng xanh sách Kết nối tri thức hay, đầy đủ nhất sẽ giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 5.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 5: Ngày hội rừng xanh
Đọc: Ngày hội rừng xanh trang 23, 24
* Khởi động:
Câu hỏi trang 23 sgk Tiếng việt 3: Nhìn tranh, kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh.
Trả lời:
Những con vật đi dự ngày hội rừng xanh: Công, gà rừng, chim gõ kiến, kì nhông, khướu.
* Đọc
Ngày hội rừng xanh
* Nội dung chính: Bài đọc “Ngày hội rừng xanh” kể về các con vật tham gia vào ngày hội rừng xanh. Sáng sớm, các con vật đã thúc dục nhau dậy đi hội. Tất cả mọi người đều rất vui vẻ.
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 24 sgk Tiếng việt 3: Các sự vật dưới đây tham gia vào ngày hội như thế nào?
Trả lời:
Các sự vật tham gia vào ngày hội:
- Tre, trúc thổi sáo nhạc
- Cọn nước chơi trò đu quay
- Nấm mang ô đi hội
- Khe suối gảy nhạc đàn
Câu 2 trang 24 sgk Tiếng việt 3: Cùng bạn hỏi đáp về hoạt động của các con trong ngày hội rừng xanh.
Mẫu:
- Chim gõ kiến làm gì?
- Chim gõ kiến nổi mõ.
Trả lời:
- Gà rừng làm gì?
- Gà rừng gọi vòng quanh.
- Công làm gì?
- Công dẫn đầu đội múa.
- Khướu làm gì?
- Khướu lĩnh xướng dàn ca.
- Kì nhông làm gì?
- Kì nhông diễn ảo thuật, thay đổi hoài màu da.
Câu 3 trang 24 sgk Tiếng việt 3: Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì?
Trả lời:
- Bài thơ nói đến những âm thanh:
+ Mõ
+ Nhạc sáo
+ Nhạc đàn
- Những âm thanh ấy có tác dụng:
+ Mõ: để đánh thức khu rừng dậy
+ Nhạc đàn, nhạc sáo: Tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp, rộn ràng cho ngày hội.
Câu 4 trang 24 sgk Tiếng việt 3: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất hình ảnh công dẫn đầu đội múa.
Vì công có bộ lông rất đẹp, rất lớn, rất sặc sỡ và dẫn đầu đội múa sẽ có những màn múa ấn tượng.
Nói và nghe: Rừng trang 25
Rừng
Câu 1 trang 25 sgk Tiếng việt 3: Nói điều em biết về rừng (qua phim ảnh, sách báo).
Gợi ý:
- Em biết đến khu rừng đó nhờ đâu?
- Cây cối trong khu rừng đó như thế nào?
- Trong rừng có những con vật gì?
- Nêu cảm nghĩ của em về khu rừng đó.
Trả lời:
Em biết rừng quốc gia Cúc Phương. Em biết đến khu rừng đó nhờ một lần đi du lịch với gia đình. Cây cối trong rừng rất xanh tốt. Trong rừng có rất nhiều loài vật như các loài chim, khỉ,… Em rất thích khu rừng. Nếu có dịp em nhất định sẽ quay lại lần nữa.
Câu 2 trang 25 sgk Tiếng việt 3: Trao đổi với bạn: Làm thế nào để bảo vệ rừng?
Trả lời:
Tớ nghĩ để bảo vệ rừng thì chũng ta không được phá rừng, không xả rác bừa bãi, không sắp bắt các loài động vật hoang dã, không tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã…
Viết trang 25, 26
Câu 1 trang 25 sgk Tiếng việt 3: Nghe – viết:
Trả lời:
- Học sinh nghe cô giáo đọc rồi viết vào vở.
- Chú ý các từ ngữ dễ viết sai như: chích bông, liên liến, vỏ trấu, thoăn thoắt…
Câu 2 trang 26 sgk Tiếng việt 3: Viết vào vở các địa danh có trong đoạn văn dưới đây.
Vườn Quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá. Đây là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Vườn có hệ thực vật, động vật phong phú. Nhiều loại động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng được bảo tồn tại đây.
(Lâm Anh)
Trả lời:
- Học sinh luyện viết tên riêng: Cúc Phương, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nho Quan.
- Chú ý viết hoa các chữ cái C, P, N, B, T, H, Q.
Câu 3 trang 26 sgk Tiếng việt 3: Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn iêu hay ươu thay cho ô vuông:
b. Tìm và gọi tên các sự vật có tiếng chứa vần ât hoặc ăc trong tranh.
Trả lời:
a. Chọn iêu hay ươu thay cho ô vuông:
- Cứ chiều chiều, bầy hươu lại rủ nhau ra suối uống nước.
- Buổi sáng, tiếng chim khướu lảnh lót khắp rừng.
- Mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống vườn cây.
b. Tìm và gọi tên các sự vật có tiếng chứa vần ât hoặc âc trong tranh
- Vần âc:
+ Gấc
+ Bậc thềm
- Vần ât:
+ Tất
+ Lật đật
+ Phật thủ
+ Mặt đất
* Vận dụng:
Câu hỏi trang 26 sgk Tiếng việt 3: Trao đổi với người thân về muông thú sống trong rừng (tên gọi, đặc điểm...)
Trả lời:
- Học sinh trao đổi với người thân về muông thú trong rừng:
+ Con công: có bộ lông dài, sặc sỡ nhiều màu.
+ Chim gõ kiến: đầu rìu, mỏ dài, hay gõ vào thân cây gỗ.
+ Voi: to, khỏe, vòi dài
+ Chim khướu: hót rất hay và vang