Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn sách Kết nối tri thức hay, đầy đủ nhất sẽ giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 8.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn
Đọc: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36
* Khởi động:
Câu hỏi trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói điều em biết về một loài vật trong rừng:
Trả lời:
Hổ được mệnh danh là chúa sơn lâm của núi rừng. Chú hổ rất to lớn và có bộ lông màu đỏ cam vằn lên. Con hổ có hai cái tai nhỏ xinh ở trên đầu, đôi mắt tròn, hàm răng rất nhọn và những bộ vuốt của nó rất nhọn, sắc. Khi đi săn mồi nó có thể chạy rất nhanh và dùng móng vuốt của mình để tấn công con mồi.
* Đọc văn bản:
Bầy voi rừng Trường Sơn
* Nội dung chính: Bài đọc “Bầy voi rừng Trường Sơn” giới thiệu về rừng Trường Sơn là nơi ở của loài voi; mô tả đặc điểm và hoạt động thường ngày của loài voi. Không chỉ vậy, bài đọc bày tỏ cảm nhận về voi là một loài vật thông mình và có tình nghĩa.
* Từ ngữ:
- Tầng tầng lớp lớp: (cây) mọc rậm rạp, cây cao cây thấp.
- Rống: kêu to, vang, kéo dài (thường nói về một số loài thú)
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn (nơi ở của loài voi).
Trả lời:
- Dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung nước ta.
- Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu.
- Trong rừng, cây mọc tầng tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đồi cây, sương phủ quanh năm.
- Nơi đó đó những nguồn suối không bao giờ cạn, những bãi chuối rực trời hoa đỏ, những rừng lau bát ngát, ngày đêm giũ lá rào rào…
Câu 2 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 3: Dựa vào tranh và nội dung bài đọc, kể lại hoạt động thường ngày của loài voi.
Trả lời:
Hoạt động thường ngày của loài voi:
- Chúng phải đi liên tục để tìm cái ăn. Từ trên núi, chúng xuống đồng cỏ rồi từ đồng cỏ lại lên núi.
- Buổi trưa chúng trú nắng trong cánh rừng rậm.
- Buổi chiều, chúng đi tắm ở những quãng sông vắng, rồi lại lững thững lên bãi tìm thức ăn.
- Vào lúc rạng sáng và chiều tà, chúng rống rền vang.
Câu 3 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 3: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.
Trả lời:
1. Giới thiệu nơi ở của loài voi.
2. Mô tả hoạt động thường ngày của loài voi.
3. Cảm nghĩ về loài voi.
Câu 4 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nêu những đặc điểm của loài voi. Em thích nhất đặc điểm nào của chúng?
Trả lời:
Những đặc điểm của loài voi:
- Sống thành từng bầy rất đông.
- Chúng ăn rất khỏe, chúng ăn khoảng 150 ki-lô-gam cây cỏ mỗi ngày.
- Là loài vật thông minh, tình nghĩa.
Em thích nhất đặc điểm ăn khỏe của loài voi.
Câu 5 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về loài voi?
Trả lời:
Bài đọc giúp em hiểu biết thêm về những hoạt động trong một ngày của loài voi diễn ra như thế nào và tập tính sống của loài voi rất đoàn két, tận tâm và thương mến nhau như con người.
Đọc mở rộng trang 37
Câu 1 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm đọc bài về cây cối, muông thú,…và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
|
Tên bài: Tre Việt Nam |
Những thông tin về cây: thân gầy guộc, lá mong manh, rễ chắc, tre mọc thành lũy… |
Tên tác giả: Nguyễn Duy |
Những điều thú vị trong bài đọc: cây tre tuy gầy guộc, mỏng manh, sống ở vùng đất cằn cỗi nhưng vẫn luôn kiên cường, bất khuất. |
Tên cây: cây tre |
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ với các bạn thông tin thú vị về thế giới thiên nhiên trong bài đã đọc.
Trả lời:
- Bài đọc viết về cây tre trong thiên nhiên.
- Đặc điểm nổi bật của cây là thẳng, cao, phân thành nhiều đốt và rỗng phía trong, mọc thành lũy, có lá mỏng, dẹt, mọc nhiều ở phần ngọn, thường rủ xuống tạo thành tán rộng.
- Cây tre có rất nhiều công dụng: sử dụng cho mục đích xây dựng, sử dụng trong ẩm thực và chế tạo một số vật dụng.
Luyện tập trang 37, 38, 39
* Luyện từ và câu:
Câu 1 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Từ chỉ sự vật |
Từ chỉ đặc điểm |
ruộng bậc thang thác nước suối rừng |
mênh mông uốn lượn ngoằn ngoèo trắng xóa gập ghềnh quanh co |
Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đặt câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1.
Trả lời:
- Thác nước chảy trắng xóa một vùng.
- Ruộng bậc thang uốn lượn theo quả đồi.
Câu 3 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nhìn tranh, đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
M: - Cú mèo làm tổ ở đâu?
- Cú mèo làm tổ trong hốc cây.
Trả lời:
- Gấu đang uống nước ở đâu?
- Gấu đang uống nước ở suối.
- Hai chú sóc đang đùa nghịch ở đâu?
- Hai chú sóc đang đùa nghịch trên cành cây.
Câu 4 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 3: Dựa vào đoạn thơ dưới đây, đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
Trả lời:
- Rùa về tới cửa khi nào?
- Rùa về tới cửa khi trời vừa sang đông.
* Luyện viết đoạn:
Câu 1 trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em thích cảnh vật nào trong các bức tranh dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
Em thích cảnh vật trong bức ảnh thứ nhất. Vì hình ảnh ruộng bậc thang uốn lượn trên các sườn đồi trông rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, mềm mại.
Câu 2 trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích.
Trả lời:
Biển Phan Thiết là một bãi biển nổi tiếng ở quê hương em, và em rất yêu quý cảnh vật nơi đây. Những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Trên mặt biển có những chiếc thuyền chở du khách du lịch đi tham quan trôi bồng bềnh trên mặt nước. Điều khiến em ấn tượng nhất ở nơi đây là giữa biển có một bãi cát trắng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Khi ngắn nhìn cảnh vật ở biển Phan Thiết, em cảm thấy yêu cảnh biển ở nơi đây và cũng yêu đất nước Việt Nam của mình.
Câu 3 trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ đoạn văn của em với bạn và chỉnh sửa theo góp ý.
Trả lời:
- Em ghi lại ý kiến của các bạn góp ý cho đoạn văn của em.
- Chỉnh sửa đoạn văn dựa trên các góp ý em cho là đúng.