Đọc: Những bậc đá chạm mây trang 114, 115 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức
Với lời giải Tiếng Việt lớp 3 Đọc: Những bậc đá chạm mây trang 114, 115 trong Bài 25: Những bậc đá chạm mây sách Kết nối tri thức chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1.
Những bậc đá chạm mây trang 114, 115 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1
* Khởi động:
Câu hỏi trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể về một người mà em cảm phục.
Trả lời:
- Em rất cảm phục Bác Hồ Chí Minh. Bác đã dũng cảm lãnh đạo Việt Nam cứu nước giành độc lập dân tộc. Em cần phải học hỏi ở Bác đức tính chăm chỉ, cần cù học tập.
* Đọc văn bản:
Những bậc đá chạm mây
* Nội dung chính: Dân làng chài sau một lần bị cuốn hết thuyền bè, ngư cụ, bèn chuyển lên núi Hồng Lĩnh sống. Núi cao và hiểm trở, khiến việc đi lại của người dân rất mất thời gian. Ông cố Đương nảy ý định ghép đá làm bậc thang lên núi để đi nhanh hơn. Người dân lúc đầu can ngăn, nhưng khi thấy thành quả của cố Đương thì rất khâm phục. Người dân cảm kích bằng cách đặt tên ông là cố Ghép, con đường vượt núi mang tên Truông Ghép
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chuyện gì xảy ra khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.
b. Vì vùng biển gắn bó thường xuyên có bão lớn.
c. Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất.
Trả lời:
- Vì thuyền bé, chài lưới của họ bị bão cuốn mất khiến người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh xưa phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi.
Câu 2 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
Trả lời:
- Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông muốn mọi người khỏi đi xa vất vả, muốn tìm con đường lên núi ngắn nhất.
Câu 3 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Công việc làm đường của cố Đương rất nặng nhọc: ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Có vượn và chim luôn ở cạnh động viên ông. Sau này, nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng. Công việc này phải mất tới 5 năm để hoàn thành.
Câu 4 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
Trả lời:
- Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nhằm tôn vinh việc làm của cố Đương. Cố Đương đã làm một việc khiến cho người dân không còn vất vả. Điều này khiến cho người dân vui mừng, sung sướng mà ngỡ “lên tiên”, mơ ước về thứ xa vời là bậc thang đá được thành hiện thực.
Câu 5 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.
Trả lời:
Tôi là người dân cùng làng với cô Đương. Ông là vị lão có tiếng ở vùng bởi tính cần cù, không ngại khó. Sau một lần bão cuốn mất ngư cụ, làng tôi tưởng chừng không sống nổi với nghề kiếm củi vì đường lên núi quá xa. Dù rất muốn có đường đi nhanh hơn, nhưng cách ghép đá của cố Dương làm tôi bán tín bán nghi. Liệu có dễ dàng mà làm được? Ấy vậy mà sau này, thấy lão làm được những bậc thang đầu tiên tôi rất bất ngờ. Thấy có vẻ đúng ý lão nói, tôi liền ra tay giúp sức. Cho tới năm năm sau, làng tôi đã có con đường ước mơ mang tên Truông Ghép, là cách để cảm ơn với cố Đương, hay cố Ghép của làng tôi.