Đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, ...) của một người mà em biết (3 mẫu)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, ...) của một người mà em biết (mẫu 1)
- Đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, ...) của một người mà em biết (mẫu 2)
- Đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, ...) của một người mà em biết (mẫu 3)
Top 20 Đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, ...) của một người mà em biết (hay nhất)
Đề bài: Viết đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, chơi đàn, luyện tập thể thao,…) của một người mà em biết hoặc được nghe kể.
Đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, ...) của một người mà em biết - mẫu 1
Em rất ngưỡng mộ bạn Minh, ngoài học rất giỏi, Minh còn hát rất hay. Minh có năng khiếu ca hát, chính cô giáo chủ nhiệm đã phát hiện ra tài năng của bạn ấy qua một cuộc thi âm nhạc. Ngoài có năng khiếu, Minh rất đam mê hát và chăm chỉ luyện tập. Sau mỗi giờ học, Minh đều giải trí bằng cách nghe nhạc và lẩm nhẩm hát theo. Giọng hát rất cao và trong trẻo. Nếu chăm chỉ theo đuổi đam mê, Minh sẽ thành công trên con đường âm nhạc.
Đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, ...) của một người mà em biết - mẫu 2
Ở trường Huyền là người bạn thân nhất của em.Huyền có tài năng vẽ tranh.Bạn Huyền rất khéo tay nên bạn ấy vẽ rất đẹp.Bạn vẽ tranh rất đẹp và rất yêu thích môn mỹ thuật. Trên lớp, hễ đến giờ giải lao là bạn lại mang giấy a4, vở tập vẽ và bút chì ra để phác thảo nét vẽ. Hàng ngày, sau khi đã học bài và làm bài tập ở nhà, bạn Huyền lại chăm chỉ luyện vẽ và hoàn thiện những bức tranh của mình. Em rất ngưỡng mộ bạn Huyền và đôi bàn tay khéo léo với năng khiếu hội họa của Huyền.
Đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, ...) của một người mà em biết - mẫu 3
Tô Tịch là một học trò nghèo hiếu học. Cha mẹ mất sớm, lại không có người thân, nên từ nhỏ, ông đã tự làm lụng, chăm lo cho bản thân. Hằng ngày ông luôn tất bật với việc học tập và công việc. Dù thế, ông Tô vẫn học rất giỏi. Cho đến năm đó, khi kì thi đến sát, vì quá bận ôn thi nên Tô Tịch không có thời gian kiếm gạo nấu cơm. Vì thế, ông bèn mượn nồi nhà hàng xóm, giả vờ để nấu cơm, nhưng thực chất là để ăn phần cơm cháy dưới đáy nồi cho chắc bụng. Nhờ thế ông tiết kiệm được nhiều thời gian. Năm đó, ông đỗ Trạng Nguyên, được vua ban cho nhiều phần thưởng. Nhưng ông chỉ xin nhận một cái nồi vàng để mang về trả ơn người hàng xóm nọ. Từ đó, dân gian gọi Tô Tịch là Ông Trạng Nồi.