Vua Lý Thái Tông lớp 5 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Chia sẻ và đọc: Vua Lý Thái Tông sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Vua Lý Thái Tông lớp 5 - Cánh diều
Chia sẻ
Câu hỏi 1 trang 50 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Giải ô chữ
Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng.
* Dòng 1: ngày lễ chính thức lớn nhất của một nước, thường là kỉ niệm ngày thành lập nước.
* Dòng 3: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung.
* Dòng 4: yên ổn về trật tự xã hội.
* Dòng 5: bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
* Dòng 6: lá cờ tượng trưng cho một nước.
* Dòng 8: từ đồng nghĩa với nước, nhà nước.
Trả lời
1. Quốc Khánh
3. Đoàn Kết
4. An Toàn
5. Quốc Ca
6. Quốc Kì
8. Quốc Gia
Câu hỏi 2 trang 50 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Giải thích ý nghĩa của từ đó.
Trả lời
Từ trong cột màu xanh là : KIẾN QUỐC
Nghĩa của Kiến Quốc có nghĩa là xây dựng tổ quốc
Bài đọc 1: Vua Lý Thái Tông
* Nội dung bài Cậu bé và con heo đất: Bài đọc kể về cuộc đời và cách vua Lý Thái Tông vận hành cai quản đất nước với các luật lệ chính sách ông đưa ra.
Vua Lý Thái Tông
Lý Thái Tông là vị hoàng đế văn võ song toàn và nổi tiếng nhân từ. Là người rất chăm lo mở mang kinh tế, Lý Thái Tông đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Nhà vua còn nhiều lần tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân. Tháng Hai năm 1038, vua cho lập đàn tế Thần Nông ở của Bố Hải. Tế xong, vua tự cầm cây xuống ruộng. Có người can rằng: "Đó là việc của nông phu, Bệ hạ cần gì làm thế?". Vua đáp: "Trẫm không tự cấy thì lấy gì làm xôi cúng tổ tiên, lấy gì cho thiên hạ noi theo?".
Thấy dân chúng sinh dùng hàng nước ngoài, Lý Thái Tông nghĩ ra cách xử lí rất khéo léo. Năm 1040, vua dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa, chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước, qua đó khuyến khích nghề canh cửi.
Năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiền của nước nhà. Với việc ban hành bộ Hinh thư, nhà vua đã bãi bỏ lối xử án tuỳ tiện, nhiều khi quá hà khắc của quan lại.
Vào năm 1044, cả nước được mùa lớn, vua Thái Tông bảo: “Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không no đủ". Vua liền ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước.
Một trăm năm cầm quyền của vua Lý Thái Tông và con, cháu ông là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông được coi là thời kì hưng thịnh nhất của triều Lý. Đó cũng là thời kì các danh tướng như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt lập những chiến công lấy lừng.
Theo NGUYỄN KHẮC THUẬN
Đọc hiểu
Câu 1 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vua Lý Thái Tông quan tâm phát triển nông nghiệp như thế nào?
Trả lời
Ông đã ban hành những chính sách khuyến khích nông nghiệp, và nhiều lần tự mình làm ruộng để khuyến khích nông dân
Câu 2 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nhà vua đã làm gì để khuyến khích người dân dùng hàng hoá trong nước?
Trả lời
Để khuyến khích người dân dùng hàng hoá trong nước nhà Vua đã dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa, chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước, qua đó khuyến khích nghề canh cửi
Câu 3 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm những sự việc cho thấy nhà vua luôn chăm lo đến đời sống của người dân.
Trả lời
Vào năm 1044 khi cả nước có một vụ mùa lớn, ông đã ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho nhân dân cả nước
Câu 4 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Lòng yêu nước, thương dân của vua Lý Thái Tông đã đem lại kết quả thế nào?
Trả lời
Lòng yêu nước thương dân của vua Lý Thái Tông đã giúp nhà vua có được sự tin tưởng và tình cảm của người dân, những việc làm của vua đã đưa nhà Lý lên một thời kì hưng thịnh
Câu 5 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em thích nhất chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?
Trả lời
Trong bài đọc em thích nhất là chi tiết Vua đích thân xuống ruộng cày cấy. Việc làm này của vua cho em thấy rằng đối với ông vua cũng chỉ là một người bình thường cũng như bao người dân khác cũng biết cày cấy, việc làm đó giúp người dân không cảm thấy có khoảng cách với vai vế của họ và nhà vua