Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tiết 6 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 6 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tiết 6 Cánh diều
(Bài luyện tập đọc hiểu)
Yêu tiếng Việt
(Trích)
Từ khi còn bé xíu
Líu lo lời đầu tiên
Tiếng Việt nghe dịu hiền
Trong từ "Bà", từ "Mẹ".
Trong câu chuyện vui vẻ
Trong một điệu hát hay
Trong bài học hôm nay.
Đều thân thương tiếng Việt.
Ông bảo nhớ da diết
Khi tới một nước xa
Tiếng Việt như quê nhà
Có tâm hồn lắng đọng.
Bà kể chuyện Thánh Giống
Lạc Long Quân, Âu Cơ
"Truyện Kiều" khắc câu thơ
Từ người xưa gửi lại.
Tiếng Việt tuôn chảy mãi
Theo mạch nguồn thời gian
Vượt bão tổ gian nan
Nhờ bao đời gìn giữ.
Em và bạn nhắn nhủ
Chăm đọc sách mỗi ngày
Nắn nót bài văn hay
Cùng nâng niu tiếng Việt
HUỲNH MAI LIÊN
Câu 1 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chủ đề của bài thơ là gì? Tìm ý đúng
a) Miêu tả vẻ đẹp của tiếng Việt.
b) Thể hiện tình yêu tiếng Việt.
c) Hướng dẫn cách học tiếng Việt.
d) Nói về tiếng Việt qua những câu chuyện cổ.
Trả lời
Ý đúng: a
Câu 2 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Qua bài thơ, em hiểu vì sao tiếng Việt còn mãi? Tìm ý đúng.
a) Tiếng Việt được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b) Tiếng Việt có từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ.
c) Tiếng Việt được lan truyền tới những nước xa.
d) Tiếng Việt rất thân thương và dịu hiền.
Trả lời
Ý đúng: a
Câu 3 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Khổ thơ nào trong bài thơ sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ? Tìm ý đúng
a) Khổ thơ thứ nhất.
b) Khổ thơ thứ hai.
c) Khổ thơ thu ba
d) Khổ thơ thứ tư.
Trả lời
Ý đúng: b
Câu 4 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Ý chính của khổ thơ cuối là gì?
Trả lời
Khổ thơ cuối muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ là luôn chăm chỉ và gìn giữ được nét đẹp của Tiếng Việt mãi sau này.
Trả lời
Mỗi quốc gia đều có tiếng nói riêng, có ngôn ngữ riêng, Việt Nam cũng vậy. Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta.