5+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe (mẫu 1)
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe (mẫu 2)
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe (mẫu 3)
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe (mẫu 4)
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe (mẫu 5)
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe (mẫu 6)
5+ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe (hay nhất)
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe - mẫu 1
– Em đọc kĩ câu chuyện Tấm Cám để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện: Thương xót cô Tấm hết lần này đến lần khác bị dì ghẻ và Cám hãm hại, chê trách và lên án con người, nhân cách của Cám khi đối xử tệ bạc với chị em trong gia đình, tham lam mong muốn những điều hơn người.
– Tóm tắt câu chuyện: Câu chuyện kể về nhân vật Tấm và Cám cùng chung sống. Tấm và Cám người hiền lành, người ganh đua ghen tị. Cho đến khi vua có tin tuyển nàng hậu, Tấm cũng bị gạt ra rìa. Cho tới khi Tấm tìm cách đi tới chỗ vua, được sủng ái làm hoàng hậu, mẹ con Cám chính thức ra tay tàn ác: khi giết chim, khi đốt khung cửi, khi chặt cây. Tấm liền biến thành một quả thị rơi vào bị của một bà lão hàng nước. Vua có lần tới thăm, phát hiện và đón Tấm trở về. Hai mẹ con Cám sau này bị trừng trị.
– Chi tiết gây ấn tượng: Tấm hết lần này tới lần khác đều biến thành những đồ vật, con vật quanh cuộc sống mẹ con Cám, quanh vua, không cam chịu và buông bỏ.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe - mẫu 2
Đọc xong câu chuyện Tấm Cám, em yêu mến và ngưỡng mộ cô Tấm thật nhiều! Không hiểu sao, cô Tấm lại có thể hiền lành, nhẫn nại và nhường nhịn chị Cám, mẹ dì ghẻ đến vậy. Cùng là chị em, không hiểu sao Cám lại ác độc, so đo với Tấm như vậy. Cám đều muốn tranh những phần tốt về mình: bắt được nhiều cá hơn, được đi dự hội, được đi kén vợ, cướp công Tấm trước mặt nhà vua… Ấy vậy, Tấm vẫn đến được bờ thiện lương, tìm được hạnh phúc cuối cùng bên nhà vua. Thật vậy, cuộc sống tốt đẹp sẽ do chính bản thân ta gây dựng nên – làm những điều thiện, việc thiện, ắt sẽ có những người muốn yêu thương, giúp đỡ lại ta (như ông bụt, như nhà vua, như cụ bà nuôi Thị…). Em sẽ nỗ lực để rèn cho mình những đức tính tốt đẹp như cô Tấm và giới thiệu câu chuyện tới nhiều người bạn đọc hơn nữa.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe - mẫu 3
Em thích nhân vật cậu bé đánh giày trong câu chuyện Cậu bé đánh giày. Em thấy cậu bé này là một người rất biết giữ lời hứa, khi vay tiền của ông Oan-tơ Sác-lét và cậu bé đã chờ rất lâu để trả lại tiền cho ông. Ngoài ra, cậu bé còn là một người rất lương thiện, biết chia sẻ niềm vui đến với các bạn nhỏ cũng có hoàn cảnh khó khăn như mình. Em cảm thấy rất yêu mến cậu bé đánh giày.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe - mẫu 4
Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi học được một thân bản lĩnh tài giỏi, chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch Sanh trong lòng em.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe - mẫu 5
Câu chuyện “Cô Vịt tốt bụng” là câu chuyện em đã được nghe kể. Trong câu chuyện, em thích nhân vật cô Vịt nhất. Bởi vì khi Gà mẹ và gà con muốn sang bờ sông bên kia để kiếm ăn, cô Vịt đã đưa ra lời đề nghị đưa đàn gà sang sông. Cô Vịt cõng gà mẹ, còn các chú vịt con cõng gà con, giúp đàn gà sang bờ bên kia an toàn. Em cảm thấy cô Vịt rất tốt bụng khi đã giúp đỡ Gà mẹ và đàn gà con.
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe - mẫu 6
Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.