X

Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

5+ Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên


Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên (hay nhất)

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích - mẫu 1

Bài báo về vận động viên bơi lội Nguyễn Huy Hoàng:

Đọc mở rộng Bài 6 trang 35 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Môn bơi Đại hội thể thao toàn quốc 2022 tối 14-12 diễn ra tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình với 7 nội dung chung kết. Các kình ngư hàng đầu Việt Nam là Huy Hoàng, Quý Phước, Ánh Viên... tiếp tục là tâm điểm chú ý của người hâm mộ.

Trên đường đua 400m tự do sở trường, kình ngư số 1 Việt Nam Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Bình) đã xuất sắc giành huy chương vàng với thời gian 3 phút 50 giây 54. Với thành tích này, Nguyễn Huy Hoàng phá kỷ lục đại hội, kỷ lục cũ là 3 phút 50 giây 72 do chính anh tạo lập năm 2018.

Mặc dù vậy, thành tích 3 phút 50 giây 54 cũng khá thấp so với kỷ lục quốc gia do Nguyễn Huy Hoàng xác lập tại SEA Games 31 vào tháng 5-2022. Thời điểm đó Nguyễn Huy Hoàng đã bơi với thời gian 3 phút 48 giây 06.

Ở nội dung 100m bướm nam, kình ngư Hoàng Quý Phước (Đà Nẵng) đã mang về tấm huy chương vàng cá nhân đầu tiên cho mình tại đại hội với thời gian 53 giây 96.

VĐV Lê Thị Mỹ Thảo (Bình Phước) giành huy chương vàng 100m bướm nữ với thời gian 1 phút 01 giây 67. VĐV Lê Nguyễn Paul (An Giang) giành huy chương vàng 100m ngửa nam với thời gian 56 giây 39.

Trên đường đua 100m ngửa nữ, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên (Quân đội) giành huy chương vàng với thời gian 1 phút 04 giây 23. Kỷ lục quốc gia ở nội dung này được Ánh Viên thiết lập vào năm 2017 với thời gian 1 phút 01 giây 89.

VĐV Võ Thị Mỹ Tiên (Long An) giành huy chương vàng nội dung 1.500m tự do nữ với thời gian 17 phút 25 giây 91.

Kết thúc ngày thi đấu cuối cùng, bốn VĐV TP.HCM là Trần Duy Khôi, Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Diệp Phương Trâm, Luong Jeremie đã giành huy chương vàng nội dung tiếp sức 400m hỗn hợp với thời gian 4 phút 02 giây 13. Thành tích này đã giúp các VĐV TP.HCM phá kỷ lục quốc gia và kỷ lục đại hội cũng do chính TP.HCM nắm giữ trước đó vào năm 2018 là 4 phút 02 giây 23.

Sau 3 ngày thi đấu, đội bơi Quân đội tạm thời dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với 8 huy chương vàng, TP.HCM đứng thứ 2 với 4 huy chương vàng, Quảng Bình đứng thứ ba với 2 huy chương vàng.

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên - mẫu 2

Hoàng Xuân Vinh (sinh 6 tháng 10 năm 1974 tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là một vận động viên bắn súng của Việt Nam. Nhờ thành tích huy chương vàng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội.

Để có được vinh quang như ngày hôm nay, xạ thủ số 1 Việt Nam đã phải trải qua tuổi thơ đầy gian khó.

Bố Vinh là bộ đội quê Quảng Trị tập kết ra Bắc những năm 1960, mẹ là công nhân. Gia đình Vinh hồi ấy ở quê ngoại Sơn Tây. Năm Vinh lên 3 tuổi (Vinh là con cả), mẹ anh qua đời vì căn bệnh nan y. Sau đó, bố đưa Vinh và em của Vinh mới hơn 1 tuổi về Hà Nội ở trong một căn nhà nhỏ trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ.

Những ngày ấy, cả ba bố con phải tự vật lộn với cuộc sống, tự lo lắng cho nhau khi trong nhà không có hình bóng của người phụ nữ. Tuổi thơ của Vinh khi ấy gắn với bột sắn, bột mì, ngô khoai mỗi bữa thay cơm.

Về Hà Nội, Vinh được người mẹ kế chăm sóc nhưng cũng chẳng được bao lâu. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, hai lần mất mẹ nên khi học hết cấp ba anh vẫn là cậu bé "cao chưa nổi mét sáu". Kinh tế gia đình quá khó khăn khiến Vinh chẳng rời được cơ cực. Tan học là anh chạy ngay về nhà làm việc phụ giúp gia đình.

Mới chỉ hơn tuổi, mỗi ngày Vinh phải gánh 30-40 gánh nước từ tầng 1 lên tầng 3 để cả nhà có nước dùng. Do thiếu thốn vất vả nên trông Vinh như trái khổ qua đèo. Tốt nghiệp cấp 3 và tình nguyện nhập ngũ.

Sau khi nhập ngũ, anh thi vào Trường Sĩ quan công binh (Bình Dương), trong đó có một năm rưỡi học tập và huấn luyện tại Trường Sĩ quan lục quân II (Đồng Nai). Lúc này, những khó khăn trong cuộc sống có lúc đã khiến Vinh nản chí và muốn bỏ học để trở về với bố mẹ.

Nhưng những ngày đi lao động đốn củi, đào kênh mương, chặt mía, rẫy cỏ hạt điều... những đêm dài hành quân không ngủ và kỷ luật thép của quân đội đã khiến anh cứng cỏi và vững vàng hơn.

Khác với phần lớn các xạ thủ, Hoàng Xuân Vinh theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp khá muộn. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, anh về làm việc tại Lữ đoàn 239 Công binh tại Thường Tín, Hà Tây. Trong quân đội, việc phải biết sử dụng súng gần như là điều bắt buộc. Hoàng Xuân Vinh được cử đi tham dự các giải phong trào và thường mang thành tích tốt về cho đơn vị.

Mùa hè 2016, anh trở thành vận động viên thể thao Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế vận hội.

Từ SEA Games 21 cho đến SEA Games 26, không một kỳ SEA Games nào anh không đoạt huy chương. Vào cuối năm 2012, anh vô địch châu Á. Và đến đầu năm 2013, anh vô địch thế giới, đều ở nội dung 10m súng ngắn hơi. Vì hai lần liên tiếp giành chức vô địch đấu trường châu lục và thế giới nên anh là người đầu tiên đã đem về những chức vô địch thế giới và châu Á đầu tiên cho các xạ thủ bắn súng của Việt Nam.

Hoàng Xuân Vinh được bình chọn là "Vận động viên tiêu biểu" năm 2016 của thể thao Việt Nam. Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp thể thao nước nhà, anh được phong cấp bậc quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên - mẫu 3

Nguyễn Thị Ánh Viên là nữ vận động viên của đội tuyển bơi lội quốc gia Việt Nam. Khi 19 tuổi, cô đã giành được 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên không phải Singapore xuất sắc nhất tại Đại hội thể thao Đông Nam Á 2015. Tại Singapore, với 8 HCV giành được, Ánh Viên giành HCV thứ hai sau kình ngư nam người Singapore Joseph Schooling tại Seagame 28. Cô cũng đứng thứ 25 nội dung 400m tự do thế giới. của nữ và hạng 9 thế giới nội dung 400m hỗn hợp. Năm 2015, cô là đại úy quân đội trẻ nhất Việt Nam và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên - mẫu 4

Trên thế giới có rất nhiều vận động viên thể thao giỏi, họ vô địch ở nhiều môn khác nhau, nhưng tôi đặc biệt ngưỡng mộ Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô sinh ngày 09/11/1996 tại Cần Thơ. Cô là nữ vận động viên của đội tuyển bơi lội quốc gia Việt Nam. Ở tuổi 19, cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên không phải người Singapore xuất sắc nhất tại Thế vận hội. Đông Nam Á 2015. Tôi rất yêu cô ấy vì cô ấy đã mang về rất nhiều thành tích cho Việt Nam.

Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên - mẫu 5

Bài báo: Tuyển Việt Nam không có cú sút nào trúng đích

Tuyển Việt Nam có thống kê đáng buồn ở trận lượt đi gặp Indonesia trên sân khách, khi không có nổi cú sút trúng đích nào.

Tối 21/6, tuyển Việt Nam thúc thủ 0-1 trước Indonesia trong trận lượt đi, lượt thứ 3 bảng F, vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Đây là trận mà đoàn quân của HLV Troussier gây thất vọng lớn về sự thể hiện.

Theo thống kê, tuyển Việt Nam không sút trúng khung thành Indonesia lần nào. Trong cả trận đấu, các học trò của ông Troussier chỉ tung ra vỏn vẹn 2 pha dứt điểm nhưng đều không chính xác.

Dù HLV Troussier xây dựng lối chơi kiểm soát bóng nhưng trận này tuyển Việt Nam có tỷ lệ cầm bóng còn kém hơn Indonesia, đặc biệt trong hiệp 2. Ngoài ra, tổng số đường chuyền không nhỉnh hơn đối thủ là bao và độ chính xác chỉ đạt 75%.

Ở một thống kê khác, đây là trận thua đầu tiên của tuyển Việt Nam trên Gelora Bung Karno. Trước đó, "những chiến binh sao vàng" sở hữu thành tích bất bại trên sân này.

Thất bại tối 21/3 ảnh hưởng không nhỏ tới cơ hội đi tiếp của tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2026. Bên cạnh đó, vị trí của thầy trò HLV Troussier trên BXH FIFA cũng tụt hạng sâu.

Theo đó, tuyển Việt Nam bị trừ 15.37 điểm, tụt 7 bậc từ vị trí thứ 105 xuống 112- vị trí thấp nhất của tuyển Việt Nam trong nhiều năm qua.

Dưới thời HLV Troussier, bóng đá Việt Nam có 3 thất bại trước Indonesia: Trận thua ở SEA Games 32, Asian Cup và gần nhất là trận lượt đi vòng loại World Cup 2026.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác: