5+ Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc ở bài tập 1
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc ở bài tập 1 hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 1)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 2)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 3)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 4)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 5)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 6)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 7)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 8)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (mẫu 9)
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc (các mẫu khác)
5+ Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc ở bài tập 1 (hay nhất)
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 1
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 2
Quê em ở Bắc Ninh, Hà Nội nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đó chính là làn điệu dân ca quan họ. Hàng năm, vào ngày 13 tháng Giêng hội Lim được tổ chức tại Tiên Du, Bắc Ninh. Trong khi lễ hội được diễn ra, có rất nhiều hoạt động. Cũng như các lễ hội khác, hội Lim được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức các nghi thức truyền thống như cúng, tế. Đến phần hội mới là phần du khách mong chờ. Trên hồ, sẽ có các liền anh, liền chị ở trên thuyền rồng hát quan họ. Những làn điệu trao duyên mượt mà, trong trẻo nghe sao mà da diết thế. Rất nhiều người đứng trên bờ cổ vũ và chụp hình. Trong khi phần hội diễn ra cũng có rất nhiều các trò chơi như chọi gà,đấu vật,ném còn... Du khách đến đây cũng có thể mua hoặc thuê trang phục của các liền anh chị để chụp hình hoặc mua rất nhiều đồ lưu niệm xinh xắn. Hội Lim không chỉ mang giá trị nhân văn mà còn mang giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Bắc Ninh.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 3
Mừng Đảng, mừng Xuân, hội làng quê em tổ chức vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình. Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ Mừng Đảng, Mừng Xuân treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội. Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi. Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 4
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua. Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 5
Một lễ hội em được xem để lại cho em nhiều cảm xúc là lễ hội chọi gà tại quê của em. Lễ hội rất đặc biệt vì được diễn ra thoải mái ở nhiều nơi, có thể là một bãi đất rộng, một góc đường chứ không cần một sân khấu, những chuẩn bị cầu kì như mọi lễ hội khác. Hoạt động diễn ra trong lễ hội chọi gà là hai con gà chọi sẽ chọi, đấu với nhau, xem con gà nào mổ, đạp khoẻ hơn. Những người có gà chọi trong làng đều có thể đến tham gia, mọi người ai muốn đều có thể tới xem. Lễ hội là một hoạt động ý nghĩa để gắn kết tình làng nghĩa xóm, những người có cùng đam mê với lễ hội chọi gà. Em đã được biết thêm một lễ hội, để lại trong em nhiều ấn tượng với hoạt động chọi gà thú vị và hấp dẫn.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 6
Ngày nào cũng vậy, đến giờ ra chơi tiết học thứ 3, học sinh trường em sẽ tập trung ở sân trường để tập bài thể dục giữa giờ. Bài đồng diễn của chúng em cũng rất đơn giản, đó là những động tác tay, chân, lườn, bụng giúp chúng em thư giãn, rèn luyện sức khỏe. Chúng em cùng nhau tập trên nền nhạc vui nhộn. Các bạn học sinh đều rất vui vẻ và tỏ ra hào hứng với hoạt động này. Hoạt động thể dục giữa giờ không chỉ giúp chúng em thư giãn mà còn tăng tinh thần đoàn kết giữa các học sinh.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 7
Trường em tổ chức một hoạt động ngoại khoá hấp dẫn trong một buổi chào cờ tuần trước, các chú công an về trường hướng dẫn chúng em cách sơ cứu người khi bị đuối nước. Hoạt động này làm các bạn học sinh toàn trường háo hức, hưởng ứng rất nhiệt tình với những câu hỏi được đưa ra. Những lúc chú công an lấy tay nén vào ngực, hô hấp nhân tạo với búp bê, chúng em chăm chú theo dõi. Đó là các bước cơ bản để giúp một người đuối nước có thể đẩy nước ra ngoài, lấy lại sự thở được. Sau đó có ba bạn học sinh may mắn được trực tiếp thử nghiệm cho toàn trường xem. Các bạn hồi hộp, lo lắng nhưng vẫn thực hành được dưới sự hướng dẫn của người lớn. Qua hoạt động ngoại khoá này, chúng em đã biết thêm một kĩ năng quan trọng để giúp tránh đuối nước, cấp cứu người khác khỏi thời gian nguy hiểm. Hi vọng chúng em được theo dõi thêm nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích hơn nữa.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 8
Sau dịp Tết Nguyên Đán, trường em đã phát động phong trào kế hoạch nhỏ. Mỗi bạn học sinh cần nộp hai ki-lô-gam giấy vụn hoặc hai mươi lăm vỏ lon. Chúng em đã hưởng ứng rất nhiệt tình. Trong Tết, em đã nhặt những vỏ lon bia hay nước ngọt lại. Sau đó, em để vào trong túi và đem đến trường. Các bạn cán bộ lớp sẽ thu lại và tổng kết. Lớp em đã quyên góp được hai mươi ki-lô-gam giấy vụn và năm trăm vỏ lon. Em cảm thấy hoạt động này rất ý nghĩa.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 9
Vào dịp kỉ niệm ngày thành lập trường, trường của em đã tổ chức một hội thi văn nghệ. Các lớp sẽ đăng kí tham gia các tiết mục văn nghệ. Qua vòng sơ khảo, các tiết mục sẽ vào đến vòng chung kết. Lớp em có hai tiết mục là múa dân gian và đóng kịch. Em nằm trong đội kịch. Sau mỗi buổi học, chúng em lại ở lại tập luyện. Vở kịch có tên là “Người thầy đầu tiên”. Nội dung của vở kịch gửi muốn nhắc nhở về lòng yêu mến, kính trọng với thầy cô giáo. Chúng em đã tập luyện hăng say. Chắc chắn tiết mục này sẽ được yêu thích.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 10
Em rất yêu thích ngày hội đọc sách do trường em tổ chức. Đây là một hoạt động thường niên, được tổ chức vào ngày mùng 10 hàng tháng. Hoạt động này ra đời nhằm nâng cao hiểu biết và kĩ năng đọc cho học sinh. Cứ mỗi lần hội sách diễn ra, tất cả đều nhiệt tình tham gia, hưởng ứng. Mọi người có thể tham quan các gian hàng và tìm cho mình cuốn sách yêu thích. Sau đó, mỗi lớp sẽ cử một bạn lên thuyết trình về cuốn sách bất kì trước toàn trường. Cuối cùng, chương trình khép lại bằng một tiết mục văn nghệ đặc sắc. Nhờ có ngày hội này mà em biết đến nhiều cuốn sách hay và ý nghĩa.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc – Mẫu 11
Tết vừa qua em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở quê em đã có dịp được trải nghiệm khói bánh chưng. Trước khi gói bà em đã chuẩn bị những thứ nguyên liệu đầy đủ để gói bánh như lá dong, đậu xanh, thịt mỡ, gạo nếp, lạt mềm. Đây là những nguyên liệu không thể thiếu để gói bánh chưng. Sáng 27 tết nhà em cùng ngồi gói bánh chưng. Trước đây em chưa từng được xem gói bánh chưng lần nào nên lần về quê này được trải nghiệm và gói bánh chưng là một trải nghiệm rất thích thú với em. Gói bánh chưng rất khó. Ông vừa gói vừa giải thích cho em nghe. Gạo đã được bà ngâm từ tối hôm trước và sáng nay đậu xanh đã được bà hấp chín. Ông hướng dẫn em gói một chiếc bánh hoàn chỉnh từ bước xếp lá đến bước cho các nguyên liệu . Tuy chiếc bánh của em chưa được đẹp lắm nhưng ngắm nhìn thành quả của mình em cảm thấy rất tự hào. Sau khoảng hơn một tiếng nhà em đã gói xong bánh. Bố em đi chuẩn bị nồi nấu bánh tối hôm đó em được cử để coi bánh chưng. Nhìn những làn khói nghi ngút bốc ra từ nồi bánh mang theo hơi ấm của ngày Tết em thấy thật ấm áp. Đây là một trải nghiệm đáng nhớ đối với em. Em hi vọng tết năm nào cũng được về quê gói bánh với ông bà.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc – Mẫu 12
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày tết hàng năm mỗi dịp Tết đến nhà em lại chuẩn bị gói bánh chưng. 27 28 âm lịch mẹ em sẽ ra vườn cắt những chiếc lá dong đẹp nhất, sáng nhất và lành lặn để chuẩn bị gói bánh. Nhiệm vụ của em đó là ngồi rửa là bánh và nhặt những chiếc lá đẹp xếp vào một bên. Mẹ bảo những chiếc lá đẹp đó để bọc bên ngoài bánh chưng cho đẹp. Vào ngày gói bánh mẹ đã sắp gạo nếp từ sáng sớm. Hạt gạo nếp trắng tinh được mẹ lựa chọn kỹ càng, sau đó mẹ thái thịt và đồ đậu xanh chín. Chiều 27 tết nhà em bắt tay vào công việc gói bánh. Công việc gói bánh có rất nhiều giai đoạn và mỗi người trong gia đình em lại phụ trách một giai đoạn khác nhau. Chúng em thì gấp lá, mẹ sẽ ngồi cắt lá cho vừa với khuôn bánh còn bố sẽ phụ trách gói bánh. Bố dạy chúng em cách xếp lá và hướng dẫn cho chúng em cách đổ nhân bánh. Đầu tiên trong một lớp gạo nếp vào trước dàn gạo ra cho đều sau đó đổ một lớp đậu xanh nằm lên trên lớp gạo, rồi đến thịt mỡ rồi đổ ngược lại một lớp đậu xanh và cuối cùng là gạo nếp để phần đậu xanh ôm lấy thịt mỡ. Sau khi để xong nhân bánh, bố lấy một chiếc lá đậy lên trên và khéo léo gói các lớp lá lại định hình cho bánh cân và vuông. Cuối cùng là thao tác buộc lạt được buộc chắc chắn để khi luộc bánh không bị vỡ. Em đã được thực hành và gói được một chiếc bánh nhỏ xinh bố và mẹ đều khen em khéo tay. Em rất vui vì điều đó. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ những chiếc bánh chưng xinh xắn vuông vắn đã ra đời. Sau khi gói bánh bố sẽ xếp bánh vào trong nồi và luộc. Mẹ nói luộc bánh phải mất một khoảng thời gian dài thì bánh mới chín và ngon. Bố em đi tìm một vài viên gạch để bắc lên làm bếp, còn mẹ bắc nồi lên bếp, em phụ trách xếp bánh vào trong nồi. Giai đoạn luộc bánh chưng là giai đoạn em thích nhất. Mọi người sẽ ngồi quây quần bên nồi bánh chưng và kể những câu chuyện cười. Thỉnh thoảng bố đứng dậy kiểm tra xem bánh đã chín chưa. Mỗi khi mở nồi bánh mùi lá dong, mùi gạo nếp tỏa ra thơm ngào ngạt. Sau một khoảng thời gian dài luộc bánh thì đến công đoạn vớt bánh. Nhìn những chiếc bánh lấp ló xong lớp vá nhìn thật đẹp mắt. Được thưởng thức thành quả do chính tay mình tạo ra em cảm thấy rất hạnh phúc. Trong những ngày cuối năm thật bận rộn nhưng với em thật nhiều ý nghĩa. Em đã học được nhiều điều về kỷ niệm gói bánh chưng. Em hi vọng những năm sau cũng được gói bánh chưng bên gia đình.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc – Mẫu 13
Gói bánh chưng là hoạt động truyền thống hàng năm mà gia đình em đều thực hiện. Cả gia đình quây quần lại về nhà ông bà ngoại, gói bánh vào những ngày 27, 28 âm lịch. Gói bánh chưng giữa những ngày cận Tết, quây quần cùng mọi người ở nhà làm em thấy háo hức và vui lắm. Mỗi người một việc, ông thì chẻ lạt; bà thì lau lá, cắt lá; bố và mẹ, cậu mợ cùng nhau đổ khuôn gói bánh; em và mấy đứa nhỏ cùng nhau háo hức theo dõi, xếp bánh gọn gàng một chỗ. Mọi người trò chuyện, kể biết bao nhiêu chuyện hàng ngày rồi cùng vui, cùng ca cho quên đi thời gian gói bánh. Phải mất tới cả buổi sáng, mọi người mới có thể gói hết 50 cái bánh chưng. Thật là một con số ấn tượng. Công đoạn còn lại chỉ còn chờ nấu bánh và trông bánh, vớt bánh nữa thôi! Gói bánh chưng thể hiện tiếp nối truyền thống, văn hoá cổ truyền của dân tộc, không quên phong tục, văn hoá của nước mình. Em sẽ tiếp tục noi gương, cùng gìn giữ văn hoá đẹp của dân tộc như gia đình mình.