Gieo ba con xúc xắc. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc như nhau là: A. 12/216; B.  1/216; C. 6/216; D. 3/216


Câu hỏi:

Gieo ba con xúc xắc. Xác suất để số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc như nhau là:

A. \(\frac{{12}}{{216}}\);
B.  \(\frac{1}{{216}}\);
C. \(\frac{6}{{216}}\);
D. \(\frac{3}{{216}}\).

Trả lời:

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Không gian mẫu là:

Ω = {(i; j; k) | i, j, k = 1, 2, …, 6}

Trong đó, (i; j; k) là kết quả “Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm, lần cuối xuất hiện mặt k chấm”. Có: n(Ω) = 6 . 6 . 6 = 216.

Gọi biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên 3 con xúc xắc như nhau”. Các kết quả thuận lợi cho A là: (1; 1; 1); (2; 2; 2); (3; 3; 3); (4; 4; 4); (5; 5; 5); (6; 6; 6).

Do đó, n(A) = 6.

Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{6}{{216}}\).

Xem thêm bài tập Toán 10 Cánh diều có lời giải hay khác:

Câu 1:

Gieo một con xúc xắc hai lần, xác suất để biến cố tích hai số chấm xuất hiện khi gieo xúc xắc là một số chẵn là:

Xem lời giải »


Câu 2:

Gieo một con xúc xắc hai lần. Xác suất để số chấm xuất hiện sau hai lần gieo có tổng bằng 8 là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Gieo con xúc xắc hai lần. Tính xác suất để tích số chấm xuất hiện ở hai lần là một số tự nhiên lẻ ?

Xem lời giải »


Câu 4:

Gieo con xúc xắc ba lần. Tính xác suất để tích số chấm xuất hiện ở ba lần là một số tự nhiên chẵn ?

Xem lời giải »