Miền nghiệm của bất phương trình 4x + 3y ≤ 1 là: A. Đường thẳng
Câu hỏi:
Miền nghiệm của bất phương trình 4x + 3y ≤ 1 là:
A. Đường thẳng d: 4x + 3y = 1;
B. Đường thẳng d: 4x + 3y = 1 và điểm O(0;0);
C. Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d: 4x + 3y = 1 không chứa điểm O(0;0) (kể cả bờ d);
D. Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d: 4x + 3y = 1 chứa điểm O(0; 0) (kể cả bờ d).
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Đường thẳng d : 4x + 3y = 1 chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa.
Với cặp (x; y) = (0; 0) ta có 4.0 + 3.0 = 0 < 1. Do đó cặp số (0 ; 0) là nghiệm của bất phương trình 4x + 3y ≤ 1.
Khi đó điểm O(0;0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình 4x + 3y ≤ 1.
Vậy miền nghiệm của bất phương trình 4x + 3y ≤ 1 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d : 4x + 3y = 1, có chứa điểm O(0;0) (bao gồm cả bờ d).
Vậy ta chọn phương án D.
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán 10 KNTT có lời giải hay khác:
Câu 1:
Bạn Lan để dành được 300 nghìn đồng. Trong một đợt ủng hộ học sinh khó khăn, bạn Lan đã ủng hộ x tờ tiền loại 10 nghìn đồng, y tờ tiền loại 20 nghìn đồng từ tiền để dành của mình. Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào diễn tả giới hạn về tổng số tiền mà bạn Lan đã ủng hộ.
Xem lời giải »
Câu 2:
Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Xem lời giải »
Câu 3:
Bất phương trình nào tương đương với bất phương trình 3x – y > 7(x – 4y) + 1?
Xem lời giải »
Câu 4:
Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Xem lời giải »
Câu 5:
Điểm nào trong các điểm sau thuộc miền nghiệm của bất phương trình: 2(x + 3) – 4(y –1) < 0.
Xem lời giải »
Câu 6:
Cặp số nào sau đây không là nghiệm của bất phương trình: x – 4y ≥ –5.
Xem lời giải »
Câu 7:
Trong các cặp số sau đây, cặp nào không là nghiệm của bất phương trình:
4(2 – y) > 2x + y – 2.
Xem lời giải »
Câu 8:
Điểm A(1; –3) là điểm thuộc miền nghiệm của bất phương trình nào?
Xem lời giải »