Giải Toán 10 trang 79 Tập 2 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán 10 trang 79 Tập 2 trong Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất Toán lớp 10 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 79.

Giải Toán 10 trang 79 Tập 2 Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 79 Toán 10 Tập 2: Phần thưởng trong một chương trình khuyến mãi của một siêu thị là: ti vi, bàn ghế, tủ lạnh, máy tính, bếp từ, bộ bát đĩa. Ông Dũng tham gia chương trình được chọn ngẫu nhiên một mặt hàng.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Gọi D là biến cố: “Ông Dũng chọn được mặt hàng là đồ điện”. Hỏi D là tập con nào của không gian mẫu?

Lời giải:

Phần thưởng trong một chương trình khuyến mãi của một siêu thị là: ti vi, bàn ghế, tủ lạnh, máy tính, bếp từ, bộ bát đĩa. Ông Dũng tham gia chương trình được chọn ngẫu nhiên một mặt hàng.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Gọi D là biến cố: “Ông Dũng chọn được mặt hàng là đồ điện”. Hỏi D là tập con nào của không gian mẫu?

HĐ2 trang 79 Toán 10 Tập 2: Trở lại Ví dụ 1, hãy cho biết khi nào biến cố C: “Học sinh được gọi là một bạn nam” xảy ra?

Lời giải:

Biến cố C xảy ra khi bạn học sinh được gọi là nam, tức là biến cố A (bạn được gọi là bạn nữ) không xảy ra.

Luyện tập 2 trang 79 Toán 10 Tập 2: Gieo một con xúc xắc. Gọi K là biến cố: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số nguyên tố”.

a) Biến cố: "Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một hợp số" có là biến cố K¯ không?

b) Biến cố K và K¯ là tập con nào của không gian mẫu?

Lời giải:

Nhắc lại kiến thức: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước. 

Khi gieo một con xúc xắc, không gian mẫu Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

a) Biến cố: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một hợp số” không phải là biến cố K¯, vì nếu K không xảy ra, tức là số chấm xuất hiện trên con xúc xắc không là số nguyên tố, thì số chấm của xúc xắc có thể là số 1 hoặc hợp số (vì số 1 không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số).

b) Ta có:

Biến cố K: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số nguyên tố”.

Biến cố K¯: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 1 hoặc là một hợp số”. 

Do đó: 

K = {2; 3; 5};

K¯= {1; 4; 6}.

Lời giải bài tập Toán lớp 10 Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

<<<<<<< HEAD ======= >>>>>>> 7de0ce75c76253c52280308e94cf2d713ccea5e2