Cho tam giác vuông ABC vuông tại A, có AB = h và góc B bằng α (H.5.3). Từ A kẻ AA1 ⊥ BC, từ A1 kẻ A1A2 ⊥ AC, sau đó lại kẻ A2A3 ⊥ BC. Tiếp tục quá trình trên, ta được đường gấp khúc vô hạn AA


Câu hỏi:

Cho tam giác vuông ABC vuông tại A, có AB = h và góc B bằng α (H.5.3). Từ A kẻ AA1 BC, từ A1 kẻ A1A2 AC, sau đó lại kẻ A2A3 BC. Tiếp tục quá trình trên, ta được đường gấp khúc vô hạn AA1A2A3... Tính độ dài đường gấp khúc này theo h và α.
Media VietJack

Trả lời:

Lời giải:

Tam giác AA1B vuông tại A1 có AB = h và \(\widehat B = \alpha \).

Do đó, AA1 = AB sinB = h sin α.

Ta có: \(\widehat B + \widehat {BA{A_1}} = 90^\circ \) và \[\widehat {{A_1}A{A_2}} + \widehat {BA{A_1}} = 90^\circ \], suy ra \[\widehat {{A_1}A{A_2}} = \widehat B = \alpha \].

Tam giác AA1A2 vuông tại A2 nên A1A2 = AA1 sin\[\widehat {{A_1}A{A_2}}\] = h sin α . sin α = h sin2 α.

Vì AB AC và A1A2 AC nên AB // A1A2, suy ra \(\widehat {{A_2}{A_1}{A_3}} = \widehat B = \alpha \) (2 góc đồng vị).

Tam giác A1A2A3 vuông tại A3 nên A2A3 = A­1A2 . sin\(\widehat {{A_2}{A_1}{A_3}}\) = h sin2 α . sin α = h sin3 α.

Vì AA1 BC và A2A3 BC nên AA1 // A2A3, suy ra \(\widehat {{A_3}{A_2}{A_4}} = \widehat {{A_1}A{A_2}} = \alpha \).

Tam giác A2A3A4 vuông tại A4 nên A3A4 = A2A3 . sin\(\widehat {{A_3}{A_2}{A_4}}\) = h sin3 α . sin α = h sin4 α.

Cứ tiếp tục như vậy, ta xác định được An – 1An = h sinn α.

Ta có: AA1A2A3... = AA1 + A1A2 + A2A3 + ... + An – 1An + ...

= h sin α + h sin2 α + h sin3 α + ... + h sinn α + ...

Vì góc B là góc nhọn nên sin B = sin α < 1, do đó |sin α| < 1.

Khi đó, độ dài của đường gấp khúc vô hạn AA1A2A3... là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với số hạng đầu u1 = h sin α và công bội q = sin α.

Do đó, AA1A2A3... = \(\frac{{{u_1}}}{{1 - q}} = \frac{{h\sin \alpha }}{{1 - \sin \alpha }}\).

Xem thêm lời giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

Cho dãy số (u) với \({u_n} = \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}}}{n}\).

a) Biểu diễn năm số hạng đầu của dãy số này trên trục số.

b) Bắt đầu từ số hạng nào của dãy, khoảng cách từ un đến 0 nhỏ hơn 0,01?

Xem lời giải »


Câu 2:

Chứng minh rằng \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{{{{\left( { - 1} \right)}^{n - 1}}}}{{{3^n}}} = 0\).

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho dãy số (un) với \({u_n} = \frac{{n + {{\left( { - 1} \right)}^n}}}{n}\). Xét dãy số (vn) xác định bởi vn = un – 1.

Tính \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {v_n}\).

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho dãy số (un) với \({u_n} = \frac{{{{3.2}^n} - 1}}{{{2^n}}}\). Chứng minh rằng \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = 3\).

Xem lời giải »