Bài 7 trang 110 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức
Người ta đổ đầy nước vào một cái bể hình hộp chữ nhật, sau đó nhấn chìm một khối lập phương (đặc) có độ dài các cạnh bằng x (dm) vào trong bể. Biết rằng chiều rộng, chiều dài và chiều cao của bể lần lượt bằng x + 1, x + 3 và x + 2 (xem hình bên).
Giải Toán 7 Bài tập ôn tập cuối năm
Bài 7 trang 110 Toán 7 Tập 2: Người ta đổ đầy nước vào một cái bể hình hộp chữ nhật, sau đó nhấn chìm một khối lập phương (đặc) có độ dài các cạnh bằng x (dm) vào trong bể. Biết rằng chiều rộng, chiều dài và chiều cao của bể lần lượt bằng x + 1, x + 3 và x + 2 (xem hình bên).
a) Tìm đa thức biểu thị thể tích nước còn lại trong bể.
b) Xác định bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức trong câu a.
c) Sử dụng kết quả câu a để tính lượng nước còn lại trong bể (đơn vị: dm3) khi x = 7 dm.
Lời giải:
Do bể đầy nước nên khi thả khối lập phương vào thì lượng nước trào ra ngoài bằng thể tích của khối lập phương.
a) Thể tích của bể là: (x + 1)(x + 3)(x + 2) dm3.
Thể tích khối gỗ là: x3 dm3.
Thể tích nước còn lại trong bể là: (x + 1)(x + 3)(x + 2) - x3
= (x.x + x.3 + 1.x + 1.3)(x + 2) - x3
= (x2 + 4x + 3)(x + 2) - x3
= (x2.x + x2.2 + 4x.x + 4x.2 + 3.x + 3.2) - x3
= x3 + 2x2 + 4x2 + 8x + 3x + 6 - x3
= (x3 - x3) + (2x2 + 4x2) + (8x + 3x) + 6
= 6x2 + 11x + 6
Vậy thể tích nước còn lại trong bể bằng 6x2 + 11x + 6 dm3.
b) Đa thức 6x2 + 11x + 6 có hạng tử có bậc cao nhất là 6x2 nên bậc của đa thức đó bằng 2, hệ số cao nhất bằng 6.
Hạng tử có bậc bằng 0 trong đa thức đó bằng 6 nên hệ số tự do bằng 6.
c) Tại x = 7 dm, thể tích nước còn lại trong bể bằng:
6 . 72 + 11 . 6 + 6 = 6 . 49 + 66 + 6 = 366 dm3.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập ôn tập cuối năm hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 110 Toán 7 Tập 2: Tính giá trị của các biểu thức sau: a) + (22 . 3)2 . + 20200 + ; ....
Bài 2 trang 110 Toán 7 Tập 2: Tính một cách hợp lí. a) ; ....