X

Toán 8 Kết nối tri thức

Hai bạn Mai và Việt lần lượt thực hiện việc gieo đồng thời hai con xúc xắc và


Câu hỏi:

Hai bạn Mai và Việt lần lượt thực hiện việc gieo đồng thời hai con xúc xắc và ở mỗi lần gieo sẽ nhận được số điểm bằng tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc. Mai được gieo 100 lần và Việt được gieo 120 lần. Mai gieo trước và ghi lại kết quả của mình như sau:

Số điểm

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số lần

3

5

9

10

14

16

13

11

8

7

4

Trước khi Việt gieo, hãy dự đoán xem có bao nhiêu lần số điểm của Việt nhận được là:

a) Một số chẵn.

b) Một số nguyên tố.

c) Một số lớn hơn 7.

Trả lời:

a) Gọi A là biến cố “Số điểm của Mai nhận được là số chẵn”, tức là các số 2; 4; 6; 8; 10; 12.

Vậy có 3 + 9 + 14 + 13 + 8 + 4 = 51 lần số điểm Mai nhận được là số chẵn.

Xác suất thực nghiệm của biến cố A là  = 0,51. Do đó P(A) ≈ 0,51.

Gọi k là số lần số điểm của Việt nhận được là số chẵn. Ta có .

Thay giá trị ước lượng của P(A) ta được . Suy ra k ≈ 120 . 0,51 = 61,2.

Vậy ta dự đoán có khoảng 61 lần số điểm của Việt nhận được là số chẵn.

b) Gọi B là biến cố “Số điểm của Mai nhận được là số nguyên tố”, tức là các số 2; 3; 5; 7; 11. Vậy có 3 + 5 + 10 + 16 + 7 = 41 lần số điểm của Mai nhận được là số nguyên tố.

Xác suất thực nghiệm của biến cố B là 41100=0,41 . Do đó P(B) ≈ 0,41.

Gọi h là số lần số điểm của Việt nhận được là số nguyên tố. Ta có:  PBh120

Thay giá trị ước lượng của P(B) ta được h1200,41 . Suy ra h ≈ 120 . 0,41 = 49,2.

Vậy ta dự đoán có khoảng 49 lần số điểm của Việt nhận được là số nguyên tố.

c) Gọi C là biến cố “Số điểm của Mai nhận được lớn hơn 7”, tức là 8; 9; 10; 11; 12.

Vậy có 13 + 11 + 8 + 7 + 4 = 43 lần số điểm của Mai nhận được lớn hơn 7.

Xác suất thực nghiệm của biến cố C là 43100=0,43 . Do đó P(C) ≈ 0,43.

Gọi m là số lần số điểm của Việt nhận được lớn hơn 7. Ta có: PCm120

Thay giá trị ước lượng của P(C) ta được m1200,43 . Suy ra m ≈ 120 . 0,43 = 51,6.

Vậy ta dự đoán có khoảng 52 lần số điểm của Việt nhận được lớn hơn 7.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

Hình 8.4 là cảnh tắc đường ở đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) vào giờ cao điểm buổi chiều, từ khoảng 17 giờ 30 phút đến 18 giờ. Liệu ta có thể tính được xác suất của biến cố “Tắc đường vào giờ cao điểm buổi chiều ở đường Nguyễn Trãi” hay không?

Media VietJack

Xem lời giải »


Câu 2:

Ông An theo dõi và thống kê số cuộc gọi điện thoại đến cho ông trong 1 ngày. Sau 59 ngày theo dõi, kết quả thu được như sau:

Số cuộc điện thoại gọi đến trong một ngày

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Số ngày

5

9

15

10

5

6

4

2

3

Gọi A là biến cố "Trong một ngày ông An nhận được nhiều hơn 6 cuộc gọi". Hỏi trong 59 ngày có bao nhiêu ngày biến cố A xuất hiện?

Xem lời giải »


Câu 3:

Một cửa hàng thống kê số lượng các loại điện thoại bán được trong một năm vừa qua như sau:

Loại điện thoại

A

B

C

Số lượng bán được (chiếc)

712

1 035

1 085

Tính xác suất thực nghiệm của biến cố E: "Chiếc điện thoại loại A được bán ra trong năm đó của cửa hàng".

Xem lời giải »


Câu 4:

Trở lại tình huống mở đầu. Giả sử camera quan sát đường Nguyễn Trãi trong 365 ngày ghi nhận được 217 ngày tắc đường vào giờ cao điểm buổi chiều. Từ s liệu thống kê đó, hãy ước lượng xác suất của biến cố E: "Tắc đường vào giờ cao điểm buổi chiều ở đường Nguyễn Trãi".

Xem lời giải »