Giải Toán 9 trang 5 Tập 1 Cánh diều
Với Giải Toán 9 trang 5 Tập 1 trong Bài 1: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn Toán lớp 9 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 5.
Giải Toán 9 trang 5 Tập 1 Cánh diều
Khởi động trang 5 Toán 9 Tập 1: Trên một khu đất có dạng hình vuông, người ta dành một mảnh đất có dạng hình chữ nhật ở góc của khu đất để làm bể bơi (Hình 1). Biết diện tích của bể bơi bằng 1 250 m2.
Độ dài cạnh của khu đất bằng bao nhiều mét?
Lời giải:
Sau bài học này, chúng ta giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Gọi độ dài cạnh của khu đất có dạng hình vuông là x (m) (x > 50).
Khi đó, mảnh đất dạng hình chữ nhật để làm bể bơi có các kích thước lần lượt là x – 50 (m), x – 25 (m).
Do đó, diện tích của mảnh đất đó là: (x – 50)(x – 25) (m2).
Theo bài, diện tích của bể bơi bằng 1 250 m2 nên ta có phương trình:
(x – 50)(x – 25) = 1 250.
Giải phương trình:
(x – 50)(x – 25) = 1 250
x2 – 25x – 50x + 1 250 – 1 250 = 0
x2 – 75x = 0
x(x – 75) = 0
x = 0 hoặc x = 75.
Do x > 50 nên x = 75.
Vậy độ dài cạnh của khu đất là 75 m.
Hoạt động 1 trang 5, 6 Toán 9 Tập 1:
a) Cho hai số thực u, v có tích uv = 0. Có nhận xét gì về giá trị của u, v?
b) Cho phương trình (x – 3)(2x+ 1) = 0.
⦁ Hãy giải mỗi phương trình bậc nhất sau: x – 3 = 0; 2x + 1 = 0.
⦁ Chứng tỏ rằng nghiệm của phương trình x – 3 = 0 và nghiệm của phương trình 2x + 1 = 0 đều là nghiệm của phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0.
⦁ Giả sử x = x0 là nghiệm của phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0. Giá trị x = x0 có phải là nghiệm của phương trình x – 3 = 0 hoặc phương trình 2x + 1 = 0 hay không?
Lời giải:
a) Ta thấy, uv = 0 khi và chỉ khi u = 0 hoặc v = 0.
b) ⦁ Giải phương trình:
x – 3 = 0 x = 3. Vậy phương trình x – 3 = 0 có nghiệm là x = 3. |
2x + 1 = 0 2x = –1
Vậy phương trình 2x + 1 = 0 có nghiệm là |
⦁ Chứng tỏ nghiệm của phương trình x – 3 = 0 và nghiệm của phương trình 2x + 1 = 0 đều là nghiệm của phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0 như sau:
Thay x = 3 vào vế trái phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0, ta được:
Vế trái = (3 – 3)(2.3 + 1) = 0.7 = 0 = Vế phải.
Do đó nghiệm của phương trình x – 3 = 0 là nghiệm của phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0.
Thay vào vế trái phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0, ta được:
Vế trái Vế phải.
Do đó nghiệm của phương trình 2x + 1 = 0 là nghiệm của phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0.
⦁ Vì x = x0 là nghiệm của phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0 nên x = x0 thỏa mãn phương trình (x – 3)(2x + 1) = 0, tức là:
(x0 – 3)(2x0 + 1) = 0
x0 – 3 = 0 hoặc 2x0 + 1 = 0
x0 = 3 hoặc 2x0 = –1
x0 = 3 hoặc
Vậy x0 là nghiệm của phương trình x – 3 = 0 hoặc phương trình 2x + 1 = 0.
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Toán 9 Bài 1: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn hay khác: