Giải Toán 9 trang 95 Tập 1 Cánh diều
Với Giải Toán 9 trang 95 Tập 1 trong Bài 1: Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán lớp 9 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 95.
Giải Toán 9 trang 95 Tập 1 Cánh diều
Luyện tập 2 trang 95 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác nhọn ABC. Đường tròn tâm O đường kính BC cắt các cạnh AB và AC lần lượt tại M và N. Chứng minh MN < BC.
Lời giải:
Nối OM, ON.
Xét ∆OMN, ta có: MN < OM + ON (Bất đẳng thức tam giác). (1)
Vì B, M, N, C cùng thuộc đường tròn (O) nên OA = OM = ON = OB.
Ta có: OM + ON = OB + OC.
Lại có BC là đường kính của đường tròn (O) nên BC = OB + OC.
Do đó OM + ON < BC. (2)
Từ (1) và (2) suy ra MN < AB.
Hoạt động 3 trang 95 Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O; R).
a) Vẽ đường thẳng d đi qua tâm O cắt đường tròn tại A, B. So sánh OA và OB (Hình 7).
b) Giả sử M là một điểm tùy ý trên đường tròn (O; R). Trên tia đối của tia OM, ta lấy điểm N sao cho ON = OM. Điểm N có thuộc đường tròn (O; R) hay không?
Lời giải:
a) Ta thấy A và B cùng thuộc đường tròn (O; R) nên OA = OB = R.
b) Vì M thuộc đường tròn (O; R) nên OM = R.
Mà OM = ON nên OM = ON = R, suy ra N thuộc đường tròn (O; R).
Hoạt động 4 trang 95 Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O; R). Giả sử d là đường thẳng đi qua tâm O, M là một điểm tùy ý trên đường tròn (O; R). Kẻ MH vuông góc với d tại H. Trên tia MH lấy điểm N sao cho H là trung điểm của MN (ta gọi điểm N là điểm đối xứng với điểm M qua đường thẳng d). Điểm N có thuộc đường tròn (O; R) hay không?
Lời giải:
Nối OM, ON.
Xét ∆OMH (vuông tại H)và ∆ONH (vuông tại H) ta có:
MH = NH (do H là trung điểm của MN);
OH là cạnh chung.
Do đó ∆OMH = ∆ONH (hai cạnh góc vuông).
Suy ra OM = ON (hai cạnh tương ứng).
Mà M thuộc đường tròn (O; R) nên OM = R nên ON = R, do đó N thuộc đường tròn (O; R).
Lời giải bài tập Toán 9 Bài 1: Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn hay khác: