Bài toán thực tế liên quan đến phép tính số thập phân lớp 6 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Bài toán thực tế liên quan đến phép tính số thập phân lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài toán thực tế liên quan đến phép tính số thập phân.
Bài toán thực tế liên quan đến phép tính số thập phân lớp 6 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
Để giải quyết bài toán thực tiễn gắn với phép tính về số thập phân, ta cần:
+ Thành thạo thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
+ Vận dụng các tính chất của phép tính trong tính toán.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Trong nhóm Halogen, độ âm điện của Flo, Brom và I-ốt lần lượt là 3,98; 2,96; 2,66. Em hãy cho biết độ âm điện trung bình của ba chất là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Độ âm điện trung bình của ba chất là: (3,98 + 2,96 + 2,66) : 3 = 3,2.
Ví dụ 2.Một cửa hàng bán khúc vải dài 25,36 mét cho ba người. Người thứ nhất mua 9,45 mét vải, người thứ hai mua ít hơn người thứ nhất 1,8 mét vải. Hỏi người thứ ba mua bao nhiêu mét vải?
Hướng dẫn giải:
Số mét vải người thứ hai mua là: 9,45 – 1,8 = 7,15 (mét vải).
Người thứ ba mua số mét vải là: 25,36 – (9,45 + 7,15) = 8,76 (mét vải).
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cửa hàng có 32,6 kg bột ngô. Lần thứ nhất lấy 4,76 kg bột ngô. Lần thứ hai lấy gấp 3 lần thứ nhất. Sau hai lần lấy cửa hàng còn bao nhiêu ki – lô – gam bột ngô?
A. 19,04 kg;
B. 13,56 kg;
C. 23,08 kg;
D. 8,8 kg.
Bài 2. Ở nhà máy may Thanh Tân ngày trước muốn may 9 bộ quần áo thì phải dùng 46,8 mét vải. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng dây chuyển may kĩ thuật mới cho nên trung bình cứ may 9 bộ quần áo thì dùng ít hơn kĩ thuật cũ là 4,5 mét vải. Nếu nhà máy muốn may 36 bộ quần áo theo kĩ thuật mới thì dùng hết bao nhiêu mét vải?
A. 162 mét vải;
B. 187,2 mét vải;
C. 169,2 mét vải;
D. 162,5 mét vải.
Bài 3. Chúng ta biết rằng Nam Cực là khu vực “lạnh nhất” trên Trái Đất, đặc biệt vào những tháng cuối năm. Tại trạm Vô – xtốc của Nga ghi nhận nhiệt độ trung bình tháng 9, 10, 11, 12 lần lượt là –69,7°C; –72,8°C; –54,3°C; –41,6°C. Nhiệt độ trung bình của bốn tháng cuối năm tại Nam Cực là
A. –59,6°C;
B.–63,55°C;
C.–47,68°C;
D.–79,46°C.
Bài 4. Bồn hoa của nhà bé Hoa có hình dạng nửa đường tròn như hình vẽ.
Diện tích của bồn hoa (với π ≈ 3,14) là
A. 196,25 (m2);
B. 19,625 (m2);
C. 196,25 (m);
D. 19,625 (m).
Bài 5. Vào lúc 6 giờ 45 phút bạn Hoàng đi xe đạp từ bưu điện đến nhà văn hóa với tốc độ 13,6 km/h. Đến 7 giờ bạn Khang đi bộ từ nhà văn hóa đến bưu điện với vận tốc 4,5 km/h. Hai bạn gặp nhau ở trạm y tế lúc 7 giờ 30 phút. Quãng đường từ bưu điện đến nhà văn hóa là
A. 124,5 (km);
B. –12,45 (km);
C. 12,45 (km);
D. 12,45 (km2).
Bài 6. Điểm đông đặc và điểm sôi của thuỷ ngân lần lượt là –38,83°C và 356,73°C. Một lượng thuỷ ngân đang để trong tủ bảo quản ở nhiệt độ –41,3°C. Ở nhiệt độ đó, thủy ngân đang ở thể gì?
A. Thể rắn;
B. Thể lỏng;
C. Thể khí;
D. Không xác định được.
Bài 7. Tài khoản ngân hàng của một chủ xưởng gỗ có ghi số dư là –1,26 tỉ đồng. Sau khi trả được một phần tư khoản nợ ban đầu thì số dư tài khoản là
A. –0,315 tỉ đồng;
B. –0,945 tỉ đồng;
C. 0,315 tỉ đồng;
D. 0,945 tỉ đồng.
Bài 8. Nhà ông Cường có một mảnh vườn hình chữ nhật trồng chuyên trồng cà chua xuất khẩu. Biết rằng chiều dài 27,5 mét và chiều rộng bằng 0,4 lần chiều dài. Mùa vụ đến cứ 1m2 thì ông thu được 4,5 kg cà chua sau đó bán cho thương lái với giá 30 000 (đồng) cho 1 kg cà chua. Sau mùa vụ ông Cường thu về được số tiền bán cà chua là
A. 20418750 (đồng);
B. 14850000 (đồng);
C. 25520000 (đồng);
D. 40837500 (đồng).
Bài 9. Một nhà khoa học đã thực hành thí nghiệm về sự đông đặc của hai chất là Thủy ngân và Butan. Nhiệt độ đông đặc của Butan là –134,75°C và gấp 3,5 lần nhiệt độ đông đặc của Thủy ngân. Thủy ngân có nhiệt độ đông đặc là
A.–38,5°C;
B. 38,5°C;
C. –471,625°C;
D. 471,625°C.
Bài 10. Từ độ cao –0,21 km (so với mực nước biển) tàu thăm dò đáy biển bắt đầu lặn xuống. Biết rằng cứ sau mỗi phút, tàu lặn xuống sâu thêm được 0,02 km. Vị trí (so với mực nước biển) của tàu sau 10 phút kể từ khi tàu bắt đầu lặn là
A. 0,41 km;
B. –0,41 km;
C. –0,01 km;
D. 0,01 km.