Phân số thập phân, số thập phân dương, số thập phân âm, số đối của số thập phân lớp 6 (bài tập + lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Phân số thập phân, số thập phân dương, số thập phân âm, số đối của số thập phân lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phân số thập phân, số thập phân dương, số thập phân âm, số đối của số thập phân.

Phân số thập phân, số thập phân dương, số thập phân âm, số đối của số thập phân lớp 6 (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải

a) Nhận biết phân số thập phân, số thập phân dương và số thập phân âm:

– Phân số có mẫu số là lũy thừa của 10 là phân số thập phân.

– Các số –1,7; –0,34; –0,025;… là số thập âm.

– Các số 1,7; 0,34; 0,025;… là số thập phân dương.

Chú ý:

Phân số thập phân, số thập phân dương, số thập phân âm, số đối của số thập phân lớp 6 (bài tập + lời giải) Các số thập phân âm và số thập phân dương gọi chung là số thập phân.

Số thập phân gồm 2 phần:

⦁ Phần nguyên: viết bên trái dấu “,”;

⦁ Phần thập phân: viết bên phải dấu “,”.

Phân số thập phân, số thập phân dương, số thập phân âm, số đối của số thập phân lớp 6 (bài tập + lời giải) Nếu viết thêm những chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số thập phân đó không đổi. Chẳng hạn, 1,25 = 1,250 = 1,2500 = …

b) Viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân và ngược lại

Cách viết: Số chữ số thập phân đúng bằng số chữ số 0 ở mẫu phân số phập phân.

c) Viết số đối của một số thập phân:

Các số thập phân 1,75 và –1,75 là hai số đối nhau.

Số đối của 1,75 là –1,75 và số đối của –1,75 là 1,75.

→ Cách tìm số đối của một số thập phân: viết thêm dấu “–” vào trước số đã cho.

Chú ý:–(–a) = a.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1:

a) Viết các phân số thập phân 1  97410;512100;3811  000 dưới dạng số thập phân.

b) Viết các số thập phân –129,5; 0,005; 1,02 dưới dạng phân số thập phân.

Hướng dẫn giải:

a) 1  97410=197,4;   512100=5,12;   3811000=0,381.

b) 129,5=1  29510;   0,005=51  000;   1,02=102100.

Ví dụ 2:

a) Viết số đối của số thập phân 39,235.

b) Viết phần số nguyên và phần thập phân của số đối tìm được trong câu a.

Hướng dẫn giải:

a) Số đối của số thập phân 39,235 là – 39,235.

b) Số – 39,235 có phần số nguyên là – 39,235 và phần thập phân là 235.

3. Bài tập tự luyện 

Bài 1. Phân số thập phân 784100 dưới dạng số thập phân ta được

A. – 78,4;

B. 7,84;

C. – 7,84;

D. 78,4.

Bài 2. Phân số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm trong “0,25 = …” là

A. 25100;

B. 25100;

C. 251  000;

D. 251  000.

Bài 3. Cách viết nào dưới đây là sai?

A. 610=0,6;

B. 174,6=1  74610;

C. 34100=0,34;

D. 27,18=2  7181  000.

Bài 4. Phần số nguyên của số 541,29 là

A. 541;

B. – 541;

C. 000,29;

D. 29.

Bài 5. Số – 7,059 có phần thập phân là

A. – 7;

B. 059;

C. 7,059

D. – 0,59;

Bài 6. Số thập phân 563,24 có chữ số 4 thuộc hàng

A. Hàng đơn vị;

B. Hàng phần chục;

C. Hàng phần trăm;

D. Hàng phần nghìn.

Bài 7. Số đối của số thập phân – 74,381 là

A. 74,381;

B. 183,47;

C. – 743,81;

D. – 7,4381.

Bài 8. Số thập phân bằng số 4,15 là

A. 41,5;

B. – 4,15;

C. 0,415;

D. 4,1500.

Bài 9. Cho số thập phân – 79,132. Nếu chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số thì chữ số 3 thuộc hàng nào của số mới?

A. Hàng phần trăm;

B. Hàng phần mười;

C. Hàng đơn vị;

D. Hàng chục.

Bài 10. Cho số thập phân 7065,2. Nếu chuyển dấu phẩy sang bên trái ba chữ số thì chữ số 5 thuộc hàng nào của số mới?

A. Hàng phần trăm;

B. Hàng phần nghìn;

C. Hàng đơn vị;

D. Hàng chục.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác: