Tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thang cân lớp 6 (bài tập + lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thang cân lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thang cân.

Tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thang cân lớp 6 (bài tập + lời giải)

1. Phương pháp giải

Hình bình hành.

Tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thang cân lớp 6 (bài tập + lời giải)

+ Chu vi: C = (a + b).2

Trong đó: a; b là độ dài các cạnh của hình bình hành.

h là chiều cao tương ứng với cạnh có độ dài là a.

+ Diện tích: S = ah

Trong đó: a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó.

Hình thang cân.

Tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thang cân lớp 6 (bài tập + lời giải)

+ Chu vi: C = Tổng độ dài các cạnh

+ Diện tích: S=12a+bh

Trong đó: a là đáy bé, b là đáy lớn, h là chiều cao tương ứng.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1.Tính chu vi hình bình hành có cạnh là 6 cm và 4 cm.

Hướng dẫn giải:

Chu vi hình bình hành là: 2.(6+4) = 20 cm
Vậy chu vi là 20 cm.

Ví dụ 2.Một thửa ruộng hình thang cân có đáy lớn 42m, đáy nhỏ 36m, chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích.

Hướng dẫn giải:

Chiều cao là:

(42 + 36):2 = 39 (m)

Diện tích hình thang cân là:

(42 + 36).39:2 = 1521 (m2)

Vậy diện tích thửa ruộng là 1521 m2

Ví dụ 3.Một cái ao hình bình hành có cạnh là 10m và chiều cao tương ứng là 7m. Tính diện tích cái ao?

Hướng dẫn giải:

Diện tích hình bình hành là: 10.7 = 70 (m2)

Vậy diện tích cái ao là 70 m2.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Chu vi hình bình hành có cạnh bằng 7 cm và 4 cm là

A.11cm;

B.28cm;

C.14cm;

D.22cm.

Bài 2. Một khu vườn hình thang cân có đáy lớn 10m, đáy nhỏ6m, chiều cao bằng một nửa đáy lớn. Diện tích khu vườn là

A. 40m2;

B. 80m2;

C. 20m2;

D. 48m2.

Bài 3. Một miếng bìa hình bình hành có chiều cao là 6 cm. Cạnh đáy tương ứng gấp rưỡi chiều cao. Diện tích miếng bìa là

A. 12 cm2;

B. 24 cm2;

C. 54 cm2;

D. 27 cm2.

Bài 4. Một hình thang cân có diện tích 6,3 m2; trung bình cộng hai đáy bằng 98  m. Tính chiều cao của hình thang.

A. 5,6 m;

B. 2,8m;

C. 11,2 m;

D. 1,4 m.

Bài 5. Cho hình thang cân có tổng độ dài hai đáy là 20 dm. Chu vi hình thang cân là 760 cm. Độ dài cạnh bên của hình thang cân là

A. 28 dm;

B. 56 dm;

C. 28 cm;

D. 56 cm.

Bài 6. Người ta trồng táo trên một miếng vườn hình thang cân có đáy bé 21,6m và bằng  23 đáy lớn, chiều cao 20m. Hỏi trồng được tất cả bao nhiêu cây táo? Biết rằng cứ 40m2 thì trồng được 12 cây.

A. 162 cây;

B. 612 cây;

C. 324 cây;

D. 540 cây.

Bài 7. Cho mảnh vườn có dạng như hình vẽ dưới đây. Xung quanh mảnh vườn xây tường rào. Biết ABCD là hình bình hành, EIJF là hình thang cân với các độ dài đo được như hình vẽ.

Tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thang cân lớp 6 (bài tập + lời giải)

Chiều dài tường rào là

A. 34 m;

B. 44 m;

C. 54 m;

D. 64 m.

Bài 8. Một miếng ruộng hình thang cân có trung bình cộng của hai đáy 60m, chiều cao bằng cạnh của một hình vuông có chu vi 160m. Người ta cấy lúa trên miếng ruộng này cứ 300m2 thu được 3,5 tạ thóc. Tính xem cả thửa ruộng thu được bao nhiêu tạ thóc?

A. 28 tạ thóc;

B. 56 tạ thóc;

C. 14 tạ thóc;

D. 82 tạ thóc.

Bài 9. Một khu đất có dạng hình vẽ dưới đây. Để tính khu đất của khu đất người ta chia khu đất thành hình thang cân BCDA và hình bình hành ADEF và đo được độ dài các cạnh như hình vẽ. Tính diện tích của khu đất.

Tính chu vi và diện tích của hình bình hành, hình thang cân lớp 6 (bài tập + lời giải)

A. Không xác định được;

B. 115 m2;

C. 75 m2;

D. 92,5 m2.

Bài 10. Một đám ruộng hình thang cân có đáy lớn 600m, đáy nhỏ kém đáy lớn 120m, chiều cao bằng 14   tổng hai đáy. Đám ruộng đó có diện tích là bao nhiêu héc ta?

A. 14,58 ha;

B. 1458 ha;

C. 2916 ha;

D. 29,16 ha.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác: