Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 10 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 10 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 10 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 10. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 10: Mưa - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Miền có gió Mậu dịch thổi qua mưa ít do

A. gió không qua đại Dương.

B. tính chất của gió khô, nóng.

C. gió xuất phát từ vùng áp cao.

D. tốc độ gió yếu và chậm.

Câu 2. Không khí chứa nhiều hơi nước và làm khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng

A. áp thấp ôn đới.

B. áp cao chí tuyến.

C. áp thấp xích đạo.

D. áp cao cận cực.

Câu 3. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa lớn do

A. gió mùa mùa hạ thổi từ đại Dương vào lục địa.

B. cả hai loại gió đều đi qua biển bố sung hơi nước.

C. gió mùa mùa đông qua biển đem theo hơi nước.

D. thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của áp thấp.

Câu 4. Vùng cực có mưa ít là do tác động của

A. frông.

B. áp thấp.

C. địa hình.

D. áp cao.

Câu 5. Nơi nào sau đây có nhiều mưa?

A. Khu khí áp cao.

B. Khu khí áp thấp.

C. Miền có gió Đông cực.

D. Miền có gió Mậu dịch.

Câu 6. Nơi nào sau đây có mưa ít?

A. Nơi có dòng biển lạnh đi qua.

B. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới.

C. Nơi có frông hoạt động nhiều.

D. Nơi có dòng biển nóng đi qua.

Câu 7. Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành

A. frông lạnh.

B. dải hội tụ nhiệt đới.

C. đựờng hội tụ nội chí tuyến.

D. frông nóng.

Câu 8. Vùng cực có lượng mưa thấp nhất do

A. áp thấp, nhiệt độ cao.

B. áp thấp, nhiệt độ thấp.

C. áp cao, nhiệt độ cao.

D. áp cao, nhiệt độ thấp.

Câu 9. Nơi có ít mưa thường là ở

A. xa đại dương.

B. gần đại dương.

C. khu vực khí áp thấp.

D. trên dòng biển nóng.

Câu 10. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của

A. gió mùa.

B. áp thấp.

C. áp cao.

D. địa hình.

Câu 11. Ở trong vùng nội địa, xa đại dương có

A. mưa theo mùa.

B. rất ít mưa.

C. mưa khá nhiều.

D. mưa rất lớn.

Câu 12. Ở sườn và đỉnh núi cao thời tiết thường có đặc điểm là

A. khô ráo.

B. ẩm ướt.

C. mây mù.

D. thất thường.

Câu 13. Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của

A. Frông nóng.

B. Frông cực.

C. dải hội tụ nhiệt đới.

D. Frông lạnh.

Câu 14. Nhận định nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của hướng địa hình đến sự phân bố mưa?

A. Khuất gió mưa trung bình.

B. Núi cao khô ráo không mưa.

C. Đón gió mưa nhiều.

D. Càng lên cao mưa càng nhiều.

Câu 15. Những vùng ở sâu trong lục địa mưa rất ít do

A. chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

B. mưa chủ yếu do ngưng kết tại chỗ.

C. ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến.

D. không có gió từ đại Dương thổi vào.

Trắc nghiệm Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa - Cánh diều

Câu 1. Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A. Mức độ bốc hơi.

B. Lớp phủ thực vật.

C. Số lượng sinh vật.

D. Đặc điểm địa hình.

Câu 2. Ngày nước thế giới là ngày nào sau đây?

A. 21-9.

B. 23-6.

C. 22-3.

D. 22-12.

Câu 3. Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là

A. xả hóa chất ra sông lớn.

B. trồng rừng đầu nguồn.

C. sử dụng nước tiết kiệm.

D. giữ sạch nguồn nước.

Câu 4. Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông?

A. Nước ngầm và hồ đầm.

B. Địa thể và thực vật.

C. Chế độ mưa và nhiệt độ.

D. Thực vật và hồ đầm.

Câu 5. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là

A. năng lượng thuỷ triều.

B. năng lượng địa nhiệt.

C. năng lượng gió.

D. năng lượng Mặt Trời.

Câu 6. Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào

A. đặc điểm đất, đá.

B. Lớp phủ thực vật.

C. Đặc điểm địa hình.

D. Mức độ bốc hơi.

Câu 7. Phần lớn nước trên lục địa tập trung ở

A. ao, hồ, đầm.

B. dưới lòng đất.

C. trên đỉnh núi.

D. các dòng sông.

Câu 8. Hồ nào sau đây không phải hồ tự nhiên?

A. Hồ Hòa Bình.

B. Ngũ Hồ.

C. Hồ Tây.

D. Hồ To-ba.

Câu 9. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào

A. độ dốc và vị trí của sông.

B. hướng chảy và vị trí của sông.

C. chiều rộng của sông và hướng chảy

D. độ dốc và chiều rộng lòng sông.

Câu 10. Các sông ở duyên hải miền trung nước ta thường kéo theo lũ đến chậm hơn so với sông ngòi các vùng khác là do

A. nước ngầm điều hoà dòng chảy.

B. thảm thực vật đầu nguồn còn nhiều.

C. mùa mưa của khu vực đến chậm hơn.

D. sông ngòi nhỏ, ngắn và dốc.

Câu 11. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các sông ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao có lũ vào mùa xuân là do

A. băng tuyết tan.

B. nhiệt độ tăng cao.

C. nước ngầm lên cao.

D. mưa nhiều.

Câu 12. Thượng nguồn sông Nin có lưu lượng nước khá lớn là do

A. nằm trong kiểu khí hậu xích đạo.

B. nguồn nước, ngầm phong phú.

C. nằm trong kiểu khí hậu chí tuyến.

D. băng tuyết tan khối lượng lớn.

Câu 13. Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho thuỷ chế sông Mê Công điều hoà hơn sông Hồng là nhờ

A. sự điều tiết nước của Biển Hồ.

B. mưa tương đối ổn định.

C. hệ thống kênh rạch chằng chịt.

D. diện tích lưu vục lớn.

Câu 14. Tác dụng điều hoà dòng chảy của thảm thực vật thể hiện rõ nhất qua việc

A. giảm bớt cường độ của các đợt lũ.

B. hạn chế nước chảy tràn trên mặt.

C. làm tăng lượng nước dưới đất.

D. lớp thảm mục giữ một phần nước.

Câu 15. Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở phần

A. trung và hạ lưu.

B. thượng và trung lưu.

C. hạ lưu.

D. sát cửa sông.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ(sách cũ)

Câu 1: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, động đất và núi lửa thường tập trung ở

A. giữa đại dương.

B. trung tâm các lục địa.

C. 2 vùng cực.

D. Nơi tiếp xúc của các địa mảng.

Câu 2: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, ở bờ Tây Thái Bình Dương, vanh đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin ,mảng Ấn Độ - Australia.

B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

C. Mảng Âu – Á ,mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia.

D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.

Câu 3: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng

A. Màng Bắc Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Na-zca.

B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Na – zca.

D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương.

Câu 4: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng

A. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Na – zca.

B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi.

C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực, mảng Phi.

D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Nam Cực.

Câu 5: Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới . Căn cứ vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng nào .

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Australia.

B. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi.

C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

D. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Philippin.

Câu 6: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, dãy núi trẻ An – đet ở Nam Mĩ được hình thanh do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là

A. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Nam Mĩ và mảng Na – zca.

C. Mảng Nam Mĩ và mảng Thái Bình Dương.

D. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi.

Câu 7: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, dãy núi trẻ Rôc – ki ở Bắc Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là

A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á.

B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na – zca.

D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Thái Bình Dương.

Câu 8: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, dãy núi trẻ HI – ma – lay -a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là

A. Mảng Âu – Á và mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Âu – Á và mảng Phi.

C. Mảng Âu – Á và mảng Nam Cực.

D. Mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ - Australia.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: