Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 11 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 11. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức
Câu 1. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?
A. Băng tuyết.
B. Thực vật.
C. Nước ngầm.
D. Địa hình.
Đáp án đúng là: C
Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông là nguồn nước ngầm.
Câu 2. Phía dưới tầng nước ngầm là
A. tầng đất, đá không thấm nước.
B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.
C. các tầng đất, đá dễ thấm nước.
D. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.
Đáp án đúng là: A
Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất. Phía dưới tầng nước ngầm là tầng đất, đá không thấm nước.
Câu 3. Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào
A. mức độ bốc hơi.
B. đặc điểm địa hình.
C. lớp phủ thực vật.
D. đặc điểm đất, đá.
Đáp án đúng là: D
Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào đặc điểm đất, đá. Nếu nước ngầm có chứa một lượng lớn khoáng chất hoặc khí hoà tan thì được gọi là nước khoáng.
Câu 4. Ngày nước thế giới là ngày nào sau đây?
A. 22-3.
B. 22-12.
C. 23-6.
D. 21-9.
Đáp án đúng là: A
Từ năm 1993, Liên hợp quốc đã lấy ngày 22 - 3 hằng năm làm Ngày Nước Thế giới. Mỗi năm sẽ có một chủ đề khác nhau nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo vệ tài nguyên nước.
Câu 5. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. chế độ mưa.
B. địa hình.
C. thực vật.
D. nước ngầm.
Đáp án đúng là: A
Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là chế độ mưa. Ví dụ: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa mưa và khô sâu sắc nên sông ngòi cũng có mùa lũ (nhiều nước) và mùa cạn (ít nước).
Câu 6. Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là
A. giữ sạch nguồn nước.
B. sử dụng nước tiết kiệm.
C. trồng rừng đầu nguồn.
D. xả hóa chất ra sông lớn.
Đáp án đúng là: D
Các giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt bao gồm:
- Giữ sạch nguồn nước.
- Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Câu 7. Hồ nào sau đây không phải hồ tự nhiên?
A. Hồ To-ba.
B. Ngũ Hồ.
C. Hồ Tây.
D. Hồ Hòa Bình.
Đáp án đúng là: D
- Các hồ tự nhiên: Hồ Tây (hồ móng ngựa), Ngũ Hồ (hồ băng hà), Hồ To-ba (hồ miệng núi lửa).
- Hồ nhân tạo: Hồ Hòa Bình là hồ thủy điện trên sông Đà do con người tạo ra.
Câu 8. Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A. Mức độ bốc hơi.
B. Lớp phủ thực vật.
C. Số lượng sinh vật.
D. Đặc điểm địa hình.
Đáp án đúng là: C
Mực nước ngầm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng), khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.
Câu 9. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là
A. giảm lưu lượng nước sông.
B. điều hoà chế độ nước sông.
C. điều hoà dòng chảy sông.
D. làm giảm tốc độ dòng chảy.
Đáp án đúng là: B
Hồ, đầm có vai trò điều tiết chế độ dòng chảy nước sông. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là điều hoà chế độ nước sông.
Câu 10. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là
A. thực vật.
B. chế độ mưa.
C. địa hình.
D. băng tuyết.
Đáp án đúng là: D
Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan. Mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.
Câu 11. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?
A. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.
B. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.
C. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.
D. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.
Đáp án đúng là: C
Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố lượng mưa, băng tuyết và nước ngầm.
Câu 12. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là
A. năng lượng thuỷ triều.
B. năng lượng Mặt Trời.
C. năng lượng địa nhiệt.
D. năng lượng gió.
Đáp án đúng là: B
Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là năng lượng Mặt Trời.
Câu 13. Phần lớn nước trên lục địa tập trung ở
A. trên đỉnh núi.
B. dưới lòng đất.
C. các dòng sông.
D. ao, hồ, đầm.
Đáp án đúng là: B
Phần lớn nước trên lục địa tập trung ở dưới lòng đất (nước ngầm).
Câu 14. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng
A. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
B. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
C. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.
Đáp án đúng là: D
Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao. Hơn 90% lượng băng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và cực Nam. Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng.
Câu 15. Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là
A. chế độ nước.
B. lưu vực nước.
C. dòng chảy mặt.
D. nguồn cấp nước.
Đáp án đúng là: A
Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chế độ nước. Chế độ nước chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các đặc điểm địa lí tự nhiên của nguồn cung cấp và bề mặt lưu vực.
Trắc nghiệm Bài 11: Nước biển và đại dương - Cánh diều
Câu 1. Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do
A. sức hút của hành tinh ở thiên hà.
B. hoạt động của núi lửa, động đất.
C. hoạt động của các dòng biển lớn.
D. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.
Đáp án đúng là: D
Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
Câu 2. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều
A. xoay tròn.
B. thẳng đứng.
C. chiều ngang.
D. xô vào bờ.
Đáp án đúng là: B
Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.
Câu 3. Ngyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do
A. địa hình các vùng biển.
B. các gió thường xuyên.
C. sức hút của Mặt Trời.
D. sức hút của Mặt Trăng.
Đáp án đúng là: B
Các dòng biển sinh ra chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,... giữa các vùng biển khác nhau.
Câu 4. Sóng xô vào bờ không phải là do
A. gió.
B. dòng biển.
C. bão.
D. áp thấp.
Đáp án đúng là: B
Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Sóng xô vào bờ là do tác động của gió, bão và áp thấp.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.
B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.
C. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.
D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.
Đáp án đúng là: D
Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng (tức là ngày trăng tròn và không trăng) -> Nhận định dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn là sai.
Câu 6. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do
A. bão.
B. núi lửa.
C. gió.
D. động đất.
Đáp án đúng là: D
Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên một dạng sóng dài đặc biệt, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần, một dạng thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc.
Câu 7. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm
A. lệch nhau góc 60 độ.
B. thẳng hàng với nhau.
C. lệch nhau góc 45 độ.
D. vuông góc với nhau.
Đáp án đúng là: B
Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng và nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với các dòng biển trong các đại dương thế giới?
A. Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở hai bên Xích đạo.
B. Có các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30 - 40o.
C. Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương.
D. Có các dòng biển đổi chiều theo gió mùa ở vùng gió mùa.
Đáp án đúng là: A
Một số đặc điểm của các dòng biển trong các đại dương thế giới là
- Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương.
- Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
- Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp (khoảng 30-40o ở hai bán cầu về phía Xích đạo).
- Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do
A. mưa.
B. động đất.
C. núi lửa.
D. gió.
Đáp án đúng là: D
Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Dao động thường xuyên.
B. Dao động theo chu kì.
C. Khác nhau ở các biển.
D. Chỉ do sức hút Mặt Trời.
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất -> Nhận định chỉ do sức hút Mặt Trời là sai.
Câu 11. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày
A. trăng tròn và không trăng.
B. không trăng và có trăng.
C. trăng khuyết và không trăng.
D. trăng khuyết và trăng tròn.
Đáp án đúng là: A
Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng (tức là ngày trăng tròn và không trăng).
Câu 12. Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu
A. lạnh, ít mưa.
B. ẩm, mưa nhiều.
C. nóng, mưa nhiều.
D. khô, ít mưa.
Đáp án đúng là: D
Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu khô, ít mưa do tác động chủ yếu của các dòng biển lạnh.
Câu 13. Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu
A. ấm, mưa nhiều.
B. lạnh, khô hạn.
C. lạnh, ít mưa.
D. nóng, ẩm ướt.
Đáp án đúng là: A
Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu ấm, mưa nhiều do tác động chủ yếu của các dòng biển nóng.
Câu 14. Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
A. dòng biển nóng.
B. gió địa phương.
C. frông ôn đới.
D. áp thấp ôn đới.
Đáp án đúng là: A
Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của các dòng biển nóng. Một số dòng biển nóng điển hình ở khu vực này như Bắc Đại Tây Dương, Bắc Xích đạo, Ghi-nê,…
Câu 15. Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
A. áp cao.
B. gió mùa.
C. dòng biển.
D. Tín phong.
Đáp án đúng là: B
Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của gió mùa. Ở trên Trái Đất, khu vực có gió mùa hoạt động thường mưa nhiều, điển hình như khu vực Nam Á, Đông Nam Á,…
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất(sách cũ)
Câu 1: Tầng không khí ở đó hình thành các khối khí khác nhau gọi là
A. Tầng binh lưu. B. Tầng đối lưu.
C. Tầng giữa. D. Tầng ion.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/39 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí
A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.
B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
C. Xích đạo, chí tuyến ,ôn đới, cực.
D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/40 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Khối khí có đặc điểm rất nóng là
A. Khối khí cực.
B. Khối khí ôn đới
C. Khối khí chí tuyến.
D. Khối khí xích đạo.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/40 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Khối khí có đặc điểm "lạn" là
A. Khối khí cực.
B. Khối khí ôn đới.
C. Khối khí chí tuyến.
D. Khối khí xích đạo.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/40 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Gió Mậu Dịch ( khối khí chí tuyến hải dương) tác động vào nước ta quanh năm . Khối khí này có kí hiệu là
A. Am. B. Ac. C. Pm. D. Pe.
Đáp án: C
Giải thích: Gió Mậu Dịch (khối khí chí tuyến hải dương) là loại gió thổi thường xuyên trong vùng nội chí tuyến. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên chịu tác động của gió Mậu Dịch quanh năm. Khối khí này có kí hiệu là Pm.
Câu 6: Vào mùa đông , gió mùa Đông Bắc ( khối khí ôn đới lục địa ) đem không khí lạnh đến nước ta . Khối khí này có kí hiệu là
A. Am. B. Ac. C. Pm. D. Pe.
Đáp án: D
Giải thích: Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc (khối khí ôn đới lục địa) thổi vào nước ta mang theo không khí lạnh đến nước ta và gây nên một mùa động lạnh ở miền Bắc. Khối khí này có kí hiệu là Pe.
Câu 7: Vào nửa sau mùa hạ , gió mùa Tây nam ( khối khí xích đạo hải dương ) vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên . Khối khí này có kí hiệu là
A. Em. B. Am. C. Pm. D. Tm..
Đáp án: A
Giải thích: Vào nửa sau mùa hạ, gió mùa Tây Nam (khối khí xích đạo hải dương) thổi vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khối khí này có kí hiệu là Em.
Câu 8: Frông khí quyển là
A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. về mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành..
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/40 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc ( khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là
A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới ( frông địa cực FA ).
B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến ( frông ôn đới FP ).
C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
D. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu ( dải hội tụ nhiệt đới ).
Đáp án: B
Giải thích: Vào thời kì mùa đông, trước khi gió mùa đông bắc đem không khí lạnh tràn vào nước ta là có sự hoạt động của frong ôn đới (kí hiệu FP) do bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến.
Câu 10: Vào nửa sau mùa hạ đi trước gió mùa tây nam ( khối khí xích đạo hải dương ) đem mưa vào nước ta là
A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới ( frông địa cực FA ).
B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến( frông ôn đới FP).
C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
D. bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí xích đạo ở hai bán cầu ( dải hội tụ nhiệt đới ).
Đáp án: D
Giải thích: Vào nửa sau mùa hạ, trước khi có gió mùa tây nam hoạt động đem mưa lớn đến nước ta thì có sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới do bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí xích đạo ở hai bán cầu gây ra mưa ở nước ta.
Câu 11: Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về
A. tinh chất lí học.
B. tinh chất hóa học.
C. hướng chuyển động.
D. mức độ ô nhiễm.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/40 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là
A. ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
B. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
C. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
D. xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.
Đáp án: D
Giải thích: Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.
Câu 13: Bức xạ mặt trời trong quá trình tới bề mặt trái đất được phân chia thành nhiều bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận
A. tới khí quyển sổ lại phản hồi và không gian.
B. được bề mặt trái đất hấp thụ.
C. được khí quyển hấp thụ
D. tới bề mặt trái đất rồi lại phản hồi và không gian.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II (hình 11.2), SGK/41 địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là
A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
B. nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng.
C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/41 địa lí 10 cơ bản.
Câu 15: Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt trái đất , lớn nhất ở
A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Vòng cực. D. Cực.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/41 địa lí 10 cơ bản.
Câu 16: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do
A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo.
B. Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo.
C. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20o trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.
D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.
Đáp án: C
Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do ở xích đạo chủ yếu diện tích là đại dương, biển và có nhiều rừng nên khí hậu điều hòa, còn bề mặt trái đất ở vĩ độ 20o trơ trụi, có diện tích hoang mạc và ít đại lượng hơn nên nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
Câu 17: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng
A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
B. tăng dần từ xích đạo lên cực.
C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
D. giảm dần từ xích đạo lên cực.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II (bảng 11), SGK/41 địa lí 10 cơ bản.
Câu 18: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì
A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
B. bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.
Đáp án: C
Giải thích: Đại dương có biện độ nhiệt nhỏ vì khả năng hấp thụ nhiệt của đại dương là nhỏ. Phần lớn nhiệt đến đại dương bị phản xạ trở lại môi trường nên lượng nhiệt hấp thụ được cũng nhỏ, còn lục địa lượng nhiệt hấp thụ được vào ban ngày là rất lớn làm cho bề mặt lúc địa nhiệt độ tăng rất nhanh. Khi đêm về tốc độ mất nhiệt trên bề mặt lục địa cũng nhanh vì thế biên độ dao động nhiệt lớn.
Câu 19: Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do
A. hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
B. chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
C. hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.
D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.
Đáp án: D
Giải thích: Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau. Ví dụ: Ở phía Tây châu Âu có hoạt động của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có mưa nhiều, khí hậu điều hòa, biên độ nhiệt nhỏ còn càng vào sâu trong nội địa biên độ nhiệt càng lớn, khô hạn, ít mưa,…
Câu 20: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì
A. càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh.
B. càng lên cao không khí càng loãng bức xạ Mặt trời càng giảm.
C. càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt.
D. càng lên cao gió thổi càng mạnh lên càng lạnh.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/43 địa lí 10 cơ bản.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: