Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức(có đáp án)
Câu 25. Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện
A. Frông cực.
B. Frông nóng.
C. Frông lạnh .
D. Dải hội tụ nhiệt đới.
Đáp án D.
Giải thích: Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 26: Hiện tượng mưa phùn vào cuối đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của
A. Gió mùa Tây Nam.
B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Gió mùa Đông Nam.
D. Tín Phong Bắc bán cầu.
Đáp án B.
Giải thích: Từ tháng 11 – 4 năm sau, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hai thời kì:
- Nửa đầu mùa đông gió đi qua lục địa, mang lại thời tiết lạnh khô cho miền Bắc nước ta.
- Nửa sau mùa đông, gió này đi qua biển, được tăng ẩm, mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn đặc trưng cho khí hậu miền Bắc.
Câu 27: Nước ta nằm trong khu vực gió mùa điển hình ở châu Á nên so với các nước có cùng vĩ độ như Tây Á, châu Phi,… thì nước ta có khí hậu thế nào?
A. Khô, nóng hơn.
B. Nhiều thiên tai tự nhiên hơn.
C. Khí hậu điều hòa hơn.
D. Mùa đông mát hơn.
Đáp án C.
Giải thích:
- Gió mùa phần lớn xuất phát từ các đại dương thổi vào lục địa, mang theo lượng ẩm lớn (gió mùa mùa hạ) nên sẽ gây mưa lớn cho lãnh thổ nơi chúng đi qua.
- Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa nên trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Vì vậy, cùng với ảnh hưởng của biển Đông, gió mùa góp phần điều hòa khí hậu nước ta, làm cho khí hậu nước ta không khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi.
Câu 28. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ không thể hiện đặc điểm nào dưới đây?
A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
B. Mưa nhiều ở ôn đới.
C. Mưa ít ở cực.
D. Mưa tương đối lớn ở vùng nhiệt đới và cận cực.
Đáp án D.
Giải thích: Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ thể hiện là mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến, mưa nhiều ở ôn đới và mưa ít ở cực.
Câu 29. Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm nào dưới đây?
A. Càng lên cao lượng mưa càng tăng.
B. Trong một giới hạn độ cao nhất định, lượng mưa tăng theo độ cao địa hình.
C. Càng lên cao lượng mưa càng giảm.
D. Trên đỉnh núi thường mưa nhiều hơn so với sườn núi và chân núi.
Đáp án B.
Giải thích: Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm trong một giới hạn độ cao nhất định, lượng mưa tăng theo độ cao địa hình.
Câu 30: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là
A. Gió mùa
B. Gió Mậu dịch
C. Gió đất, gió biển
D. Gió Tây ôn đới
Đáp án A.
Giải thích: Gió mùa phần lớn xuất phát từ các đại dương thổi vào lục địa, mang theo lượng ẩm lớn (gió mùa mùa hạ) gây mưa lớn cho lãnh thổ nơi chúng đi qua. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa nên trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Vì vậy, cùng với ảnh hưởng của biển Đông, gió mùa góp phần điều hòa khí hậu nước ta, làm cho khí hậu nước ta không khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi.
Câu 31. Các hoang mạc nào dưới đây được hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh?
A. Atacama, Na-míp.
B. Gôbi, Na-míp.
C. Atacama, Sahara.
D. Namíp, Taclamacan.
Đáp án A.
Giải thích: Các hoang mạc hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh là hoang mạc Atacama và hoang mạc Namíp.
Câu 32: Phần lớn những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như Móng Cái, Huế,… là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp và gió mùa Tây Nam.
B. Chịu tác động của gió mùa, bão kết hợp với hoàn lưu gió mùa trong năm.
C. Nằm ỏ khu vực địa hình khuất gió kết hợp với gió mùa Tây Nam.
D. Nằm trong khu vực đón gió, ảnh hưởng của gió mùa kết hợp dải hội tụ nhiệt đới.
Đáp án D.
Giải thích:
- Khu vực Móng Cái và Huế có địa hình cao, đón gió, đặc biệt là gió mùa mùa hạ (Huế đón gió mùa Tây Nam và các luồng gió từ biển thổi vào; Móng Cái đón gió mùa mùa hạ thổi hướng Đông Nam) -> mang lại lương mưa lớn.
- Cả hai khu vực lại có dải hội tụ nhiệt đới đi qua -> gây mưa lớn.
Như vây, phần lớn những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như Móng Cái, Huế,… nguyên nhân chủ yếu là do những khu vực đó nằm trong khu vực đón gió, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa (đặc biệt là gió mùa Tây Nam) kết hợp dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 33. Vì sao các khu vực nằm gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường mưa nhiều?
A. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước và nếu được gió thổi từ trong lục địa sẽ gây mưa.
B. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa và gây mưa.
C. Ven dòng sông nóng là các khu áp thấp, có nhiều không khí ẩm và dễ gây mưa lớn.
D. Dòng biển nóng có nhiều hơi nước, nếu đủ điều kiện sẽ gây mưa.
Đáp án B.
Giải thích: Các khu vực nằm gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa và gây mưa.
Câu 34: Phần lớn những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta đều nằm ở khu vực nào dưới đây?
A. Khuất gió.
B. Đón gió.
C. Ảnh hưởng của áp thấp.
D. Tác động gió mùa.
Đáp án B.
Giải thích: Khu vực Móng Cái và Huế có địa hình cao, đón gió, đặc biệt là gió mùa mùa hạ (Huế đón gió mùa Tây Nam và các luồng gió từ biển thối vào; Móng Cái đón gió mùa mùa hạ thổi hướng Đông Nam) mang lại lương mưa lớn. Cả hai khu vực có dải hội tụ nhiệt đới đi qua nên gây mưa lớn.
Câu 35. Vì sao ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều?
A. Phía trên dòng biển nóng có khí áp thấp, không khí bốc lên cao gây mưa.
B. Dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, nhưng tụ gây mưa.
C. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
D. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa.
Đáp án C.
Giải thích: Ven bờ đại dương, gần nơi có dông biển nóng chảy qua thì mưa nhiều chủ yếu do không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: