Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 15: Sinh quyển - Kết nối tri thức

Câu 1. Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có

A. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng.

B. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ.

C. chất dinh dưỡng, không khí và nước.

D. chất dinh dưỡng, nước và ánhh sáng.

Câu 2. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa?

A. Rừng nhiệt đới ẩm.

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 3. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới lục địa (lạnh)?

A. Rừng lá kim.

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 4. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?

A. Độ dốc.

B. Hướng sườn.

C. Độ cao.

D. Hướng nghiêng.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

B. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

C. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Câu 6. Yếu tố khí hậu nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Nước.

B. Ánh sáng.

C. Độ ẩm.

D. Nhiệt độ.

Câu 7. Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là

A. độ ẩm.

B. thức ăn.

C. nơi sống.

D. nhiệt độ.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

A. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

B. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

C. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

D. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

Câu 9. Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

A. Rừng lá kim.

B. Rừng lá rộng.

C. Đài nguyên.

D. Thảo nguyên.

Câu 10. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Sinh vật.

D. Thổ nhưỡng.

Câu 11. Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua

A. độ ẩm và lượng mưa.

B. lượng mưa và gió.

C. nhiệt độ và độ ẩm.

D. độ ẩm và khí áp.

Câu 12. Yếu tố nào sau đây không có tác động tới sự phát triển và phân bố sinh vật?

A. Con người.

B. Khí hậu.

C. Địa hình.

D. Đá mẹ.

Câu 13. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?

A. Đài nguyên.

B. Rừng lá rộng.

C. Rừng lá kim.

D. Thảo nguyên.

Câu 14. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật?

A. Hướng sườn.

B. Độ cao.

C. Hướng nghiêng.

D. Độ dốc.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?

A. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.

B. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.

C. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.

D. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.

Trắc nghiệm Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?

A. Độ cao.

B. Hướng sườn.

C. Độ dốc.

D. Hướng nghiêng.

Câu 2. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Hướng nghiêng và độ dốc.

B. Hướng sườn và độ cao.

C. Độ dốc và hướng sườn.

D. Độ cao và hướng nghiêng.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?

A. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

B. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.

C. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.

D. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.

Câu 4. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

A. Đài nguyên.

B. Bán hoang mạc.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng hỗn hợp.

Câu 5. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?

A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở.

B. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm.

C. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo.

D. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.

Câu 7. Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có

A. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ.

B. chất dinh dưỡng, không khí và nước.

C. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng.

D. chất dinh dưỡng, nước và ánhh sáng.

Câu 8. Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?

A. Núi cao.

B. Hoang mạc.

C. Ôn đới lạnh.

D. Ôn đới ấm.

Câu 9. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

A. Sinh vật.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Thổ nhưỡng.

Câu 10. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là

A. nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí.

B. chế độ nhiệt, ánh sáng, hơi nước.

C. nhiệt, ánh sáng, lượng mưa, đất.

D. bức xạ Mặt Trời, độ ẩm, nước.

Câu 11. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa?

A. Rừng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

A. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

B. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Câu 13. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 14. Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do

A. thiếu nước.

B. biên độ nhiệt lớn.

C. nhiệt độ cao.

D. nhiều lóc xoáy.

Câu 15. Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm

A. tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, ẩm tốt.

B. tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.

C. tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.

D. tầng đất mỏng, thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt.

Trắc nghiệm Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới - Cánh diều

Câu 1. Các vòng đai nhiệt từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Vòng đai lạnh, nóng, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.

B. Vòng đai nóng, lạnh, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.

C. Vòng đai lạnh, nóng, băng giá vĩnh cửu, ôn hoà.

D. Vòng đai nóng, ôn hoà, lạnh, băng giá vĩnh cửu.

Câu 2. Quy luật địa đới là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

A. độ cao.

B. kinh độ.

C. các mùa.

D. vĩ độ.

Câu 3. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên?

A. Địa đới, địa ô.

B. Địa ô, đai cao.

C. Thống nhất, địa đới.

D. Đai cao, tuần hoàn.

Câu 4. Quy luật nào sau đây chủ yếu do ngoại lực tạo nên?

A. Địa đới.

B. Thống nhất.

C. Địa ô.

D. Đai cao.

Câu 5. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật

A. đai cao.

B. địa ô.

C. địa đới.

D. thống nhất.

Câu 6. Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

A. độ cao.

B. vĩ độ.

C. các mùa.

D. kinh độ.

Câu 7. Trong tự nhiên, các thành phần xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là biểu hiện của quy luật

A. thống nhất.

B. địa đới.

C. địa ô.

D. đai cao.

Câu 8. Quy luật nào sau đây đồng thời do cả nội lực và ngoại lực tạo nên?

A. Thống nhất.

B. Địa đới.

C. Địa ô.

D. Đai cao.

Câu 9. Trong tự nhiên, các thành phần không tồn tại và phát triển một cách cô lập là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.

B. địa ô.

C. đai cao.

D. thống nhất.

Câu 10. Quy luật đai cao là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

A. đông tây.

B. các mùa.

C. vĩ độ.

D. độ cao.

Câu 11. Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật

A. đai cao.

B. thống nhất.

C. địa ô.

D. địa đới.

Câu 12. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +10oC và đường đẳng nhiệt năm 0oC ở hai bán cầu là hai vòng đai

A. băng giá vĩnh cửu.

B. lạnh.

C. nóng.

D. ôn hoà.

Câu 13. Nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20oC của hai bán cầu là vòng đai

A. ôn hoà.

B. băng giá vĩnh cửu.

C. lạnh.

D. nóng.

Câu 14. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20oC và đường đẳng nhiệt năm +10oC ở hai bán cầu là hai vòng đai

A. nóng.

B. lạnh.

C. ôn hoà.

D. băng giá vĩnh cửu.

Câu 15. Nằm ở hai cực có nhiệt độ quanh năm dưới 0oC là hai vòng đai

A. nóng.

B. băng giá vĩnh cửu.

C. ôn hoà.

D. lạnh.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất(sách cũ)

Câu 1: Thủy quyển là lớp nước trên trái đất , bao gồm

A. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất.

B. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , hơi nước trong khí quyển.

C. Nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất , hơi nước trong khí quyển.

D. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất , hơi nước trong khí quyển.

Câu 2: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "nhiều nước quanh năm "

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới lục địa.

D. Khí hậu xích đạo.

Câu 3: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô "?

A. Khí hậu xích đạo.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới lục địa.

D. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Câu 4: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "tổng lượng nước sông hằng năm nhỏ , chủ yếu tập trung vào mùa đông "?

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 5: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân" ?

A. Khí hậu ôn đới lục địa.

B. Khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. Khí hậu nhiệt đới lục địa.

D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.

Câu 6: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào ?

A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.

B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.

C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.

D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Câu 7: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là

A. Chế độ mưa.

B. Địa hình.

C. Thực vật.

D. Hồ, đầm.

Câu 8: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là

A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc.

B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.

C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông.

D. Khai thác cát ở lòng sông.

Câu 9: Sông Nin ( sông dài nhất thế giới ) nằm ở

A. Châu Âu.    B. Châu Á.    C. Châu Phi.    D. Bắc Mĩ.

Câu 10: Sông A–ma–dôn ( sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới ) nằm ở

A. Châu Âu.    B. Châu Á.    C. Châu Phi.    D. Nam Mĩ.

Câu 11: Sông I–nê–nit–xây có lũ rất to vào mùa xuân . Sông nằm ở

A. Châu Phi.    B. Châu Mĩ.    C. Châu Âu.    D. Châu Á.

Câu 12: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả

A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.

B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.

C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.

D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: