Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 14 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 14. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 14: Đất trên Trái Đất - Kết nối tri thức
Câu 1. Địa hình có tác động chủ yếu tới sự
A. phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
B. phát triển của thực vật, đất và tích tụ vật liệu.
C. phát triển của sinh vật, nhóm đất và ánh sáng.
D. phân bố lượng mưa, độ ẩm và tích tụ vật liệu.
Đáp án đúng là: A
Địa hình có tác động chủ yếu tới sự phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu. Nước chảy theo độ dốc của địa hình làm xói mòn đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm, vỏ phong hoá mỏng, sự hình thành đất yếu. Ở những nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày.
Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
A. Lâm nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Ngư nghiệp.
D. Nông nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Con người không tham gia vào quá trình hình thành đất tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng làm biến đổi đất, tạo ra một số loại đất có tính chất bị biến đổi, như đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá,… thông qua các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp (khai khoáng, xả thải chất hóa học,…).
Câu 3. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
A. độ ẩm.
B. độ phì.
C. nhiệt độ.
D. độ rắn.
Đáp án đúng là: B
Đất được cấu tạo bởi các thành phần chính bao gồm chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì => Độ phì chính là căn cứ quan trọng để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật và địa hình.
Câu 4. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?
A. Khí hậu.
B. Con người.
C. Đá mẹ.
D. Thời gian.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất => Khí hậu là nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất.
Câu 5. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về
A. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
B. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.
C. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
D. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
Đáp án đúng là: D
Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
Câu 6. Đất ở vùng đồng bằng có đặc điểm nào sau đây?
A. Tầng phong hóa mỏng nhưng nhiều mùn.
B. Tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
C. Tầng phong hóa mỏng, đất chặt và khô.
D. Tầng phong hóa dày nhưng khô, bị glây.
Đáp án đúng là: B
Đồng bằng là nơi chủ yếu diễn ra các quá trình bồi tụ vật liệu phù sa (được dòng chảy sông ngòi vận chuyển từ miền núi xuống) => Hình thành nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn với tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng.
Câu 7. Loại đất nào sau đây thích hợp để trồng cây lúa nước?
A. Đất phù sa.
B. Đất feralit.
C. Đất đỏ badan.
D. Đất đen, xám.
Đáp án đúng là: A
Đất phù sa có hàm lượng phù sa cao, được bồi đắp màu mỡ hàng năm. Đất Phù sa thuộc loại đất tốt cho canh tác, trồng cây bóng mát, cây bụi và thảm. Đất phù sa trồng rau màu và cây ăn trái rất tốt. Đặc biệt là loại đất này thường được sử dụng để trồng cây lúa.
Câu 8. Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?
A. Gieo hạt.
B. Bón phân.
C. Làm cỏ.
D. Cày bừa.
Đáp án đúng là: B
Công đoạn sản xuất làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất là bón phân. Bón phân hữu cơ và vô cơ (đạm, nitơ, phốt pho và kali) với liều lượng thích hợp sẽ làm tăng thành phần vô cơ và hữu cơ cho đất trồng -> Cải tạo độ phì, chất dinh dưỡng cho đất.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
A. Không ảnh hưởng nhau.
B. Không đồng thời tác động.
C. Có mối quan hệ với nhau.
D. Tác động theo các thứ tự.
Đáp án đúng là: C
Sự hình thành đất chịu tác động của nhiều nhân tố (đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người), các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hình thành đất. Ví dụ: Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật,…
Câu 10. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là
A. Đá mẹ.
B. Địa hình.
C. Sinh vật.
D. Khí hậu.
Đáp án đúng là: C
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
Câu 11. Lớp vỏ phong hóa không có tầng nào sau đây?
A. Chứa mùn.
B. Đá mẹ.
C. Tích tụ.
D. Vô cơ.
Đáp án đúng là: D
Vỏ phong hóa gồm các tầng sau: tầng chứa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ và tầng đá gốc.
Câu 12. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất?
A. Khí hậu.
B. Đá mẹ.
C. Địa hình.
D. Sinh vật.
Đáp án đúng là: C
Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.
Câu 13. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
C. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
D. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
Đáp án đúng là: C
Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.
Câu 14. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là
A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
Đáp án đúng là: B
Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc -> Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.
B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.
C. Quyết định thành phần khoáng vật.
D. Quyết định thành phần cơ giới.
Đáp án đúng là: B
Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
Trắc nghiệm Bài 14: Đất - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Đá mẹ.
D. Sinh vật.
Đáp án đúng là: C
Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
Câu 2. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.
B. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.
C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.
D. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất, tác động đến sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, địa hình, sinh vật. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất đến quá trình phong hoá đá và hình thành đất.
Câu 3. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp vật chất hữu cơ.
B. Góp phần làm phá huỷ đá.
C. Phân giải, tổng hợp chất mùn.
D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.
Đáp án đúng là: C
Sinh vật tham gia vào quá trình phá huỷ đá. Chất hữu cơ trong đất phụ thuộc rất nhiều vào sự xuất hiện của sinh vật tác động vào quá trình hình thành đất. Xác của sinh vật phân huỷ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, sinh vật còn ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất => Vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.
Câu 4. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho
A. thực vật.
B. sinh vật.
C. vi sinh vật.
D. động vật.
Đáp án đúng là: A
Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (như nhiệt, khí,...), giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.
Câu 5. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?
A. Nhiệt và nước.
B. Nhiệt và ẩm.
C. Khí và nhiệt.
D. Ẩm và khí.
Đáp án đúng là: B
Nhiệt và ẩm làm phá huỷ đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hoá và tiếp tục phong hoá thành đất; ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
A. Quyết định thành phần cơ giới.
B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.
C. Quyết định thành phần khoáng vật.
D. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.
Đáp án đúng là: B
Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất, các đặc tính của đá mẹ như màu sắc, cấu tạo, thành phần khoáng sẽ tác động đến tính chất lí, hoá của đất. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
Câu 7. Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất
A. tăng lượng chất hữu cơ.
B. biến đổi tính chất.
C. bị phá vỡ cấu tượng.
D. xói mòn nhiều hơn.
Đáp án đúng là: D
Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rẫy là làm cho đất xói mòn nhiều hơn, nhiều khu vực trơ sỏi đá và bạc màu.
Câu 8. Ở vùng núi cao, nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do
A. độ ẩm cao.
B. nhiệt độ thấp.
C. áp suất thấp.
D. lượng mùn ít.
Đáp án đúng là: B
Ở vùng núi cao, nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá diễn ra chậm làm quá trình hình thành đất diễn ra yếu.
Câu 9. Loại đất nào sau đây không thuộc nhóm feralit?
A. Đất đỏ badan.
B. Đất đỏ đá vôi.
C. Đất phù sa cổ.
D. Đất ở núi đá.
Đáp án đúng là: C
Đất phù sa cổ thuộc nhóm đất phù sa -> Đất phù sa cổ không thuộc nhóm đất feralit.
Câu 10. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là
A. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.
B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
C. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.
D. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.
Đáp án đúng là: B
Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc -> Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.
Câu 11. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất?
A. Địa hình, đá mẹ.
B. Sinh vật, đá mẹ.
C. Đá mẹ, khí hậu.
D. Khí hậu, sinh vật.
Đáp án đúng là: B
Các nhân tố có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất là sinh vật và đá mẹ.
- Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
- Sinh vật cung cấp chất dinh dưỡng cho đất; thực vật cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.
Câu 12. Đất có tuổi già nhất là ở vùng
A. nhiệt đới và cận nhiệt.
B. ôn đới và hàn đới.
C. cận nhiệt và ôn đới
D. nhiệt đới và ôn đới.
Đáp án đúng là: A
Đất có tuổi già nhất là ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Khu vực này có nền nhiệt, ẩm cao nên quá trình hình thành đất diễn ra nhanh, sớm.
Câu 13. Ở vùng địa hình dốc, đất thường không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ bị xói mòn.
B. Dễ bị bạc màu.
C. Giàu dinh Dương.
D. Tầng đất mỏng.
Đáp án đúng là: C
Địa hình dốc có sự xâm thực và xói mòn diễn ra mạnh hơn, nhất là trong điều kiện mất lớp phủ thực vật nên đất thường mỏng và bị bạc màu. Địa hình bằng phẳng có quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Câu 14. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?
A. Sinh vật.
B. Đá mẹ.
C. Địa hình.
D. Khí hậu.
Đáp án đúng là: A
Sinh vật là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho đất; thực vật cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.
Câu 15. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất?
A. Địa hình, đá mẹ.
B. Đá mẹ, khí hậu.
C. Sinh vật, đá mẹ.
D. Khí hậu, sinh vật.
Đáp án đúng là: D
Các nhân tố có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất là khí hậu và sinh vật.
- Khí hậu: Nhiệt và ẩm làm phá huỷ đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hoá và tiếp tục phong hoá thành đất; ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
- Sinh vật: Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất; thực vật cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.
Trắc nghiệm Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh - Cánh diều
Câu 1. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau được gọi là
A. lớp Manti.
B. vỏ phong hóa.
C. các tầng đá.
D. vỏ địa lí.
Đáp án đúng là: D
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Câu 2. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển là
A. giới hạn trên của tầng bình lưu.
B. giới hạn trên của tầng đối lưu.
C. toàn bộ khí quyển của Trái Đất.
D. giới hạn phía trên của vỏ địa lí.
Đáp án đúng là: D
Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?
A. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.
B. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.
C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi.
D. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau.
Đáp án đúng là: C
Trong lớp vỏ địa lí chỉ cần một thành phần bị biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác. Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau và Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động ngoại lực và nội lực.
Câu 4. Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn nào sau đây?
A. Điều hòa khí hậu.
B. Điều tiết lũ lụt.
C. Giảm diện tích rừng.
D. Cung cấp nước.
Đáp án đúng là: C
Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động đến dòng chảy, thảm thực vật xung quanh khu vực công trình. Việc xây hồ thủy điện sẽ sử dụng một diện tích đất nhất định để chứa nước -> Làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
Câu 5. Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật
A. địa ô.
B. địa đới.
C. thống nhất và hoàn chỉnh.
D. đai cao.
Đáp án đúng là: C
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Câu 6. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là
A. đáy vực thẳm đại dương.
B. đáy thềm lục địa.
C. độ sâu khoảng 8000m.
D. độ sâu khoảng 5000m.
Đáp án đúng là: A
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là đáy vực thẳm đại dương
Câu 7. Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật nào sau đây?
A. Quy luật phi địa đới.
B. Quy luật nhịp điệu.
C. Quy luật địa đới.
D. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
Đáp án đúng là: D
Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Câu 8. Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ
A. địa chất và địa hình.
B. nguồn nước và sinh vật.
C. địa hình và khí hậu.
D. toàn bộ điều kiện địa lí.
Đáp án đúng là: D
Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ toàn bộ điều kiện địa lí (địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng,…). Vì khi một trong các điều kiện địa lí thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần địa lí khác dẫn đến nhiều hệ lụy, thiệt hại không mong muốn.
Câu 9. Đáy của lớp vỏ phong hóa là
A. giới hạn dưới của tầng bình lưu trong khí quyển.
B. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa.
C. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương.
D. giới hạn dưới của tầng đối lưu trong khí quyển.
Đáp án đúng là: B
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là đáy của lớp vỏ phong hóa.
Câu 10. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là nguyên nhân hình thành quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật địa ô.
B. Quy luật địa đới.
C. Quy luật đai cao.
D. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
Đáp án đúng là: D
Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
Câu 11. Nhận định nào dưới đây là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
A. Con người chặt rừng bừa bãi.
B. Bón phân hợp lí, cày xới đất.
C. Phát triển nông - lâm kết hợp.
D. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
Đáp án đúng là: A
Con người chặt phá rừng bừa bãi => Tác động tiêu cực của con người tới sinh quyển, thổ nhưỡng quyển (diện tích rừng thu hẹp làm mất nơi cư trú của động vật và xói mòn sạt lở đất).
Câu 12. Nhận định nào dưới đây là tác động tích cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
A. Con người chặt phá rừng bừa bãi.
B. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
C. Thải nhiều khí CO2 vào môi trường.
D. Bón phân, phun nhiều thuốc trừ sâu.
Đáp án đúng là: B
- Con người chặt phá rừng bừa bãi, phun quá nhiều thuốc trừ sâu hay thải nhiều khí CO2 vào môi trường => Tác động tiêu cực của con người tới sinh quyển, thổ nhưỡng quyển và khí quyển làm cho diện tích rừng thu hẹp làm mất nơi cư trú của động vật, xói mòn sạt lở đất ngày càng gia tăng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường,…
- Trồng rừng ngập mặn ven biển hạn chế ảnh hưởng của xâm ngập mặn, triều cường và sạt lở bờ biển,… là tác động tích cực.
Câu 13. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào sau đây?
A. Địa ô.
B. Đai cao.
C. Địa đới.
D. Thống nhất và hoàn chỉnh.
Đáp án đúng là: D
Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Câu 14. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
A. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường.
B. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng tăng, nhiều động vật chết.
C. Mùa lũ sông diễn ra trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
D. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần.
Đáp án đúng là: D
- Nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng tăng, nhiều động vật chết -> Tác động lẫn nhau giữa khí quyển và sinh quyển.
- Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường -> Tác động lẫn nhau giữa sinh quyển và thủy quyển.
- Mùa lũ sông diễn ra trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô -> Tác động của khí quyển với thủy quyển.
- Biểu hiện không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần, không thể hiện rõ mối quan hệ tác động lẫn nhau của các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của lớp vỏ địa lí?
A. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa.
B. Tầng badan chỉ có ở vỏ Trái Đất ở đại dương và vỏ địa lí ở lục địa.
C. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.
D. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu.
Đáp án đúng là: B
- Giới hạn của lớp vỏ Trái Đất: Là lớp vỏ cứng, độ dày từ 5 - 70km (ở lục địa); Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (thứ tự các tầng đá từ ngoài vào là trầm tích, granit, badan).
- Giới hạn của lớp vỏ Địa lí là
+ Trên: Phía dưới của lớp ôdôn.
+ Dưới: Đáy vực thẳm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa; Chiều dày khoảng 30 - 35km => Chiều dày lớp vỏ địa lí ở lục địa là đến hết lớp vỏ phong hóa.
Như vậy, lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa (không bao gồm tầng badan, trầm tích và lớp manti) => Nhận định: Tầng badan chỉ có ở vỏ Trái Đất ở đại dương và vỏ địa lí ở lục địa là không đúng.
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu(sách cũ)
Câu 1: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết đới khí hậu ôn đới nằm giữa các đới khí hậu nào .
A. Đới khí hậu cực và đợi khí hậu cận nhiệt.
B. Đới khí hậu cận cực và đới khí hậu nhiệt đới.
C. Đới khí hậu cực và đới khí hậu nhiệt đới.
D. Đới khí hậu cận cực và đới khí hậu cận nhiệt.
Đáp án: D
Giải thích: Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy đới khí hậu ôn đới nằm giữa các đới khí hậu cận cực và đới khí hậu cận nhiệt.
Câu 2: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết đới khí hậu nhiệt đới thường nằm giữa các đới khí hậu nào .
A. Đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cận xích đạo.
B. Đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu xích đạo.
C. Đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu xích đạo.
D. Đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu xích đạo.
E. Đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu xích đạo.
Đáp án: C
Giải thích: Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy đới khí hậu nhiệt đới thường nằm giữa các đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu xích đạo.
Câu 3: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết đới khí hậu nào chiếm diện tích nhỏ nhất trên các lục địa
A. Đới khí hậu cận xích đạo.
B. Đới khí hậu cực.
C. Đới khí hậu cận cực.
D. Đới khí hậu xích đạo.
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy chiếm diện tích nhỏ nhất trên các lục địa là đới khí hậu cận xích đạo.
Câu 4: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết đới khí hậu nào được phân chia thành nhiều kiểu khí hậu nhất
A. Đới khí hậu ôn đới.
B. Đới khí hậu cận nhiệt.
C. Đới khí hậu nhiệt đới.
D. Đới khí hậu xích đạo.
Đáp án: B
Giải thích: Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy đới khí hậu được phân chia thành nhiều kiểu khí hậu nhất là đới khí hậu cận nhiệt với 3 kiểu khí hậu, đó là kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa và kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
Câu 5: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết kiểu khí hậu nào có diện tích lớn nhất trên các lục địa
A. Kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
B. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
C. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.
D. Khiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: B
Giải thích: Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy kiểu khí hậu có diện tích lớn nhất trên các lục địa là kiểu khí hậu ôn đới lục địa (màu xanh lá cây nhạt).
Câu 6: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết kiểu khí hậu nào có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa
A. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.
C. Kiểu khí hậu cận nhiệt dịa trung hải.
D. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
Đáp án: C
Giải thích: Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy kiểu khí hậu có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa là kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải (màu cam đậm).
Câu 7: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào ?
A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.
B. Khiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.
C. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Giải thích: Dựa vào hình 14.1 SGK/53, ta thấy Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và có khí hậu chủ yếu là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (màu hồng đậm).
Câu 8: Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết kinh tuyến 80oĐ đi qua những đới và kiểu khí hậu nào trên đất liền
Giải thích: Dựa vào hình 14.1 SGK/53, ta thấy kinh tuyến 80oĐ đi qua những đới và kiểu khí hậu lần lượt từ Bắc xuống Nam trên đất liền là Cận cực, ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 9: Dựa vào hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa của một số địa điểm , cho biết địa điểm nào có lượng mưa lớn nhất.
A. Hà Nội. B. U-pha.
C. Va-len-xi-a. D. Pa-lec-mo.
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào hình 14.2 SGK/54, ta thấy Hà Nội (1694mm), U-pha (584mm), Va-len-xi-a (1416mm) và Pa-lec-mô (692mm). Như vậy, Hà Nội có lượng mưa lớn nhất.
Câu 10: Dựa vào hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa của một số địa điểm, cho biết địa điểm nào có lượng mưa tương đối lớn và sự chênh lệch lượng mưa giữa các tháng tương đối nhỏ.
A. Hà Nội. B. U-pha.
C. Va-len-xi-a. D. Pa-lec-mo.
Đáp án: C
Giải thích: Dựa vào hình 14.2 SGK/54, ta thấy Va-len-xi-a là địa điểm có lượng mưa tương đối lớn (1416mm) và lượng mưa phân bố tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
Câu 11: Dựa vào hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa của một số địa điểm, cho biết địa điểm nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất
A. Hà Nội. B. U-pha.
C. Va-len-xi-a. D. Pa-lec-mo.
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào hình 14.2 SGK/54, ta thấy Hà Nội (1694mm), U-pha (584mm), Va-len-xi-a (1416mm) và Pa-lec-mô (692mm). Như vậy, Hà Nội có lượng mưa lớn nhất.
Câu 12: Dựa vào hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa của một số địa điểm, cho biết địa điểm nào có biên độ nhiệt độ các tháng trong năm lớn nhất.
A. Hà Nội. B. U-pha.
C. Va-len-xi-a. D. Pa-len-mo.
Đáp án: B
Giải thích: Dựa vào hình 14.2 SGK/54, ta thấy trạm U-pha có biên độ nhiệt năm cao nhất (nhiệt độ cao nhất là khoảng 19oC – tháng 7, thấp nhất là -6oC; biên độ nhiệt là 25oC). Tiếp đến là Pa-lec-mô có biên độ nhiệt khoảng 13oC, Hà Nội có biên độ nhiệt khoảng 11oC và Va-len-xi-a có biên độ nhiệt khoảng 8oC.
Câu 13: Dựa vào hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa của một số địa điểm, cho biết địa điểm nào có biên độ nhiệt độ các tháng trong năm nhỏ nhất
A. Hà Nội. B. U-pha.
C. Va-len-xi-a. D. Pa-lec-mo.
Đáp án: C
Giải thích: Dựa vào hình 14.2 SGK/54, ta thấy trạm U-pha có biên độ nhiệt năm cao nhất (nhiệt độ cao nhất là khoảng 19oC – tháng 7, thấp nhất là -6oC; biên độ nhiệt là 25oC). Tiếp đến là Pa-lec-mô có biên độ nhiệt khoảng 13oC, Hà Nội có biên độ nhiệt khoảng 11oC và Va-len-xi-a có biên độ nhiệt khoảng 8oC.
Câu 14: Dựa vào hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm, cho biết trong các kiểu khí hậu trong hình , kiểu khí hậu nào ôn hòa nhất.
A. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
C. Kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
D. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
Đáp án: C
Giải thích: Dựa vào hình 14.2 SGK/54, ta thấy Va-len-xi-a là địa điểm có lượng mưa tương đối lớn, phân bố tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm và có nền nhiệt độ khoảng từ 9 – 17oC → kiểu khí hậu ôn đới hải dương là kiểu khí hậu điều hòa nhất, mùa đông không lạnh lắm còn mùa hạ không quá nóng, mưa đều quanh năm.
Câu 15: Dựa vào hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa của một số địa điểm, cho biết trong các kiểu khí hậu trong hình , kiểu khí hậu nào khắc nhiệt nhất.
A. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
C. Kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
D. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
Đáp án: B
Giải thích: Dựa vào hình 14.2 SGK/54, ta thấy kiểu khí hậu ôn đới lục địa khắc nhiệt nhất. Biên độ nhiệt trong năm rất lớn 25oC, mùa đông rất lạnh nhiệt độ xuống tới khoảng -6oC còn mùa hạ nóng, lượng mưa trung bình năm thấp không vượt quá 100mm/tháng.
Câu 16: Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là
A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất.
C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất.
D. Mưa tập trung vào mùa đông.
Đáp án: D
Giải thích: Dựa vào hình 14.2 SGK/54, ta thấy kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật so với các kiểu khí hậu khác là mưa tập trung vào mùa đông. Mưa lớn nhất tập trung từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, từ tháng 5 đến tháng 9 mưa nhỏ. Nền nhiệt độ luôn trên 10oC.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: