Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án)
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Bài 20: Phân số dân cư và đô thị hóa trên thế giới
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 20: Cơ cấu dân số
Câu 25. Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý đến vấn đề nào dưới đây?
A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. Các thành phần của lớp vỏ địa lí có thể gây phản ứng dây chuyền với nhau.
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.
Câu 26. Ý nào dưới đây là biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển ở nước ta?
A. Qúa trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.
B. Đất ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan.
C. Ven biển miền Trung đất cát pha thích hợp trồng cây ngắn ngày.
D. Ở đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, ven biển là đất mặn.
Câu 27: Ý nào dưới đây là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?
A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
B. Vùng ôn đới, vào mùa xuân băng tuyết tan cung cấp nước cho sông ngòi.
C. Lá cây phân hủy cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.
D. Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.
Câu 28. Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do
A. Lớp vỏ địa lí được hifnht hành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.
B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt Trái Đất.
C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau và năng lượng với nhau.
D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.
Câu 29: Nhận định nào sau đây không phải là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?
A. Diện tích rừng giảm làm làm mực nước ngầm giảm.
B. Ở nơi rừng rậm lượng nước rơi xuống mặt đất ít hơn.
C. Rừng đầu nguồn mất làm tăng nguy cơ lũ quét, lũ lụt.
D. Trồng rừng làm cho mật độ dòng chảy ngày càng tăng.
Câu 30: Ở nước ta sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển có sự tác động qua lại với nhau thể hiện ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở.
B. Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh của gió phơn do đất chủ yếu là đất cát, rừng phi lao.
C. Ven biển nhiều vũng vịnh đầm phá nên ban ngày gió đất, ban đêm gió biển hoạt động.
D. Vùng đồng bằng Bắc bộ có đất phù sa nên mưa phùn hoạt động trồng được cây ôn đới
Câu 31. Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do
A. Các quy luật tự nhiên chi phối.
B. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh chi phối.
C. Quy luật địa đới chi phối.
D. Quy luật phi địa đới (đai cao, địa ô) chi phối.
Câu 32: Ở nước ta khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển có sự tác động qua lại với nhau biểu hiện ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Vào mùa mưa, lượng nước mưa tăng mực nước sông dâng cao. Sông chảy xiết ,quá trình xâm thực diễn ra nhanh. Lượng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu.
B. Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh của gió phơn do sông ngòi ngắn, dốc, đất chủ yếu là đất cát, rừng phi lao.
C. Ven biển nhiều vũng vịnh đầm phá, nước chủ yếu là nước lợ, biển sóng đánh lớn, nên đá trở lên cứng, thô, đất chủ yếu là đất pha cát.
D. Vùng đồng bằng Bắc có mưa phùn vào cuối mùa đông nên bộ có đất phù sa nên lớp đất tên mặt lạnh trồng được cây ôn đới.
Câu 33: Khí quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thủy quyển bị tổn thương đồng thời trong hoạt động nào dưới đây của con người?
A. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng rừng chắn cát ven biển.
B. Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản không được chú ý đúng mức.
C. Nuôi tôm ở vùng đầm phá ven biển, không làm tổn hại đến rừng ngập mặn
D. Mùa đông lạnh ở miền đông bắc bắc bộ biến vụ đông trở thành vụ chính.
Câu 34. Khí hậu được hình thành do sự tác động của các yếu tố nào dưới đây?
A. Bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển.
B. Bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm.
C. Hoàn lưu khí quyển, bề mặt đệm.
D. Bức xạ Mặt Trời, bề mặt đệm và các nhân tố khác.
Câu 35: Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta nếu không được chú ý đúng mức về vấn đề môi trường, sẽ có thể làm tổn hại đến những quyển thành phần nào sau đây?
A. Khí quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thủy quyển.
B. Thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển.
C. Thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thủy quyển.
D. Khí quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển.