Câu 27: Nguyên nhân của sự thay đổi các kiểu thảm thực vật từ đông sang tây trên lục địa Bắc Mĩ là
A. Do sự phân bố đất liền và biển và đại dương kết hợp dãy núi chạy hướng kinh tuyến.
B. Do ảnh hưởng của các dãy núi chạy hướng đông – tây kết hợp gió mùa.
C. Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh kết hợp độ cao địa hình.
D. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí kết hợp gió mùa.
Đáp án A.
Giải thích: Có sự phân bố của các kiểu thảm thực vật này là do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương kết hợp với dãy núi Coóc-đi-e chạy theo hướng Bắc - Nam, làm cho khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây.
- Khu vực ven bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương khí hậu được điều hòa bởi các khối khí biển ấm và ẩm, ngoài ra còn có dòng biển nóng chảy qua.
- Càng vào sâu bên trong lãnh thổ tính lục địa càng tăng nên khí hậu khô hạn hơn.
- Khu vực Bồn địa Lớn tuy gần Thái Bình Dương nhưng bị dãy núi Cooc-đi-e ở phía Tây chắn gió từ biển vào nên khí hậu cũng khô hạn.
=> Do vậy khí hậu ở Bắc Mĩ thay đổi từ đông sang tây khiến thảm thực vật thay đổi.
Câu 28. Vì sao lại có quy luật phi địa đới trên Trái Đất?
A. Sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ve bờ.
B. Độ dốc, hướng sườn và hướng phơi của các dạng địa hình làm thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời ở các vùng núi.
C. Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra làm lục địa, đại dương và các dạng địa hình núi cao.
D. Năng lượng bên ngoai Trái Đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt Trái Đất.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
Câu 29. Sự phân bố đất liền, biển và đại dương kết hợp dãy núi chạy hướng kinh tuyến là nguyên nhân khiến cho thảm thực vật ở lục địa Bắc Mĩ có sự thay đổi nào dưới đây?
A. Thay đổi theo quy luật đai cao.
B. Thay đổi theo quy luật địa đới.
C. Thay đổi theo quy luật địa ô.
D. Thay đổi theo quy luật địa mạo.
Đáp án C.
Giải thích: Có sự phân bố của các kiểu thảm thực vật này là do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương kết hợp với dãy núi Coóc-đi-e chạy theo hướng Bắc - Nam, làm cho khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây.
- Khu vực ven bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương khí hậu được điều hòa bởi các khối khí biển ấm và ẩm, ngoài ra còn có dòng biển nóng chảy qua.
- Càng vào sâu bên trong lãnh thổ tính lục địa càng tăng nên khí hậu khô hạn hơn.
- Khu vực Bồn địa Lớn tuy gần Thái Bình Dương nhưng bị dãy núi Cooc-đi-e ở phía Tây chắn gió từ biển vào nên khí hậu cũng khô hạn.
=> Do vậy khí hậu ở Bắc Mĩ thay đổi từ đông sang tây khiến thảm thực vật thay đổi. Sự thay đổi này là sự thay đổi theo quy luật địa ô.
Câu 30. Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA
THEO THỨ TỰ TỪ BẮC VÀO NAM
Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Lạng Sơn 21051’B 21,2
Hà Nội 21001’B 23,5
Đà Nẵng 16002’B 25,7
Quy Nhơn 13046’B 26,8
TP. Hồ Chí Minh 10046’B 27,1
Qua bảng số liệu trên, cho biết nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh địa lí.
B. Quy luật địa ô.
C. Quy luật địa đới.
D. Quy luật đai cao.
Đáp án C.
Giải thích: Xác định từ khóa: theo chiều Bắc – Nam -> là chiều thay đổi của vĩ độ địa lí. Nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc là biểu hiện của quy luật địa đới (thay đổi theo vĩ độ). Cụ thể là: Phần lãnh thổ phía Bắc: do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc hạ thấp nền nhiệt nên vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Còn phần lãnh thổ phía Nam: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, không còn thời tiết lạnh, khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa. Đồng thời, lãnh thổ phía Nam gần xích đạo hơn nên nhận được lượng bức xạ từ Mặt Trời hằng năm lớn hơn phần lãnh thổ phía Bắc.
Câu 31. Hiện tượng nào dưới đây không biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Các đai khí áp.
B. Gió mùa.
C. Gió Mậu dịch.
D. Gió Tây ôn đới.
Đáp án B.
Giải thích: Hiện tượng biểu hiện cho quy luật địa đới là sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.
Câu 32: “Theo chiều Bắc - Nam, lãnh thổ nước ta phân hóa thành 2 phần: lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch Mã (160B) trở ra, thiên nhiên đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; lãnh thổ phía Nam từ dãy Bạch Mã (160B) trở vào, thiên nhiên mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa”. Đây là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh địa lí.
B. Quy luật địa đới.
C. Quy luật đai cao.
D. Quy luật địa ô.
Đáp án B.
Giải thích: Lãnh thổ nước ta trải dài trên 15 vĩ độ, theo chiều Bắc – Nam (do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kết hợp bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã), thiên nhiên nước ta phân hóa làm 2 phần (ranh giới là dãy Bạch Mã – 160B): Phần lãnh thổ phía Bắc: do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc hạ thấp nền nhiệt nên vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; Phần lãnh thổ phía Nam: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, không còn thời tiết lạnh, khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa => Đây là biểu hiện của quy luật địa đới.
Câu 33. Chè là loại cây cận nhiệt nhưng vùng Tây Nguyên nước ta có thể trồng được cây chè nhờ vào điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa ở các cao nguyên trên 1000m. Đây là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật địa ô.
B. Quy luật địa đới.
C. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
D. Quy luật đai cao.
Đáp án D.
Giải thích: Vùng Tây Nguyên nước ta có các cao nguyên badan đồ sộ với độ cao trên 1000m (cao nguyên Lâm Đồng, Di Linh). Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, do vậy ở các cao nguyên trên 1000m đã hình thành nên kiểu khí hậu mát mẻ, ôn hòa của vùng cận nhiệt thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè. Vùng Tây Nguyên nước ta có thể trồng được cây chè nhờ vào khí hậu các cao nguyên trên 1000m mát mẻ. Đây là biểu hiện của quy luật đai cao.
Câu 34. Vì sao có quy luật địa đới trên Trái Đất?
A. Sự thay đổi mùa trong năm.
B. Sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm.
C. Sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ.
D. Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới trên Trái Đất là do Trái Đất có dạng hình cầu nên có sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).
Câu 35: Cho biết chè là loại cây cận nhiệt, vùng Tây Nguyên nước ta có thể trồng được cây chè nhờ vào
A. đất đỏ badan thích hợp.
B. khí hậu các cao nguyên trên 1000m mát mẻ.
C. độ cao của các cao nguyên thích hợp.
D. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp.
Đáp án B.
Giải thích: Vùng Tây Nguyên nước ta có các cao nguyên badan đồ sộ với độ cao trên 1000m (cao nguyên Lâm Đồng, Di Linh). Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, do vậy ở các cao nguyên trên 1000m đã hình thành nên kiểu khí hậu mát mẻ, ôn hòa của vùng cận nhiệt thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè. Vùng Tây Nguyên nước ta có thể trồng được cây chè nhờ vào khí hậu các cao nguyên trên 1000m mát mẻ.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: