Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế - Kết nối tri thức

Câu 1. Nguồn lực là

A. các điều kiện tự nhiên trong nước ở dưới dạng tiềm năng được con người nghiên cứu đưa vào khai thác.

B. tổng thế các yếu tố trong và ngoài nước được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

C. tổng thể các yếu tố trong nước không thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

D. các điều kiện kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước được khai thác để phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

Câu 2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực

A. ngoại lực, dân số.

B. dân số, lao động.

C. nội lực, lao động.

D. nội lực, ngoại lực.

Câu 3. Nguồn lực kinh tế - xã hội nào sau đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?

A. Con người.

B. Thị trường.

C. Công nghệ.

D. Nguồn vốn.

Câu 4. Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là

A. tính chất nguồn lực.

B. nguồn gốc hình thành.

C. xu thế phát triển.

D. phạm vi lãnh thổ.

Câu 5. Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?

A. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.

C. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn.

D. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.

Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?

A. Tài nguyên ít có giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp.

B. Dân cư đông nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế.

C. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ.

D. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp, thiếu chuyên môn.

Câu 7. Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?

A. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.

B. Thời gian và khả năng khai thác.

C. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

D. Không gian và thời gian hình thành.

Câu 8. Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?

A. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác.

B. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.

C. Tạo động lực cho quá trình sản xuất.

D. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

Câu 9. Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

A. Vị trí địa lí.

B. Dân cư và nguồn lao động.

C. Đường lối chính sách.

D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 10. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực như sau:

A. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, trong nước.

B. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

C. Vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, ngoài nước.

D. Kinh tế - xã hội, trong nước, ngoài nước.

Câu 11. Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?

A. Vị trí địa lí.

B. Đất đai, biển.

C. Lao động.

D. Khoa học.

Câu 12. Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?

A. Tham gia tạo ra các cầu lớn cho nền kinh tế.

B. Người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn.

C. Là yếu tố đầu vào, góp phần tạo ra sản phẩm.

D. Thị trường tiêu thụ, khai thác các tài nguyên.

Câu 13. Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?

A. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.

B. Nguồn vốn đầu tư, thị trường ngoài nước.

C. Vị trí địa lí, khí hậu và các dạng địa hình.

D. Dân cư và nguồn lao động chất lượng.

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.

C. Tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho phát triển.

D. Phục vụ trực tiếp cuộc sống, phát triển kinh tế.

Câu 15. Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?

A. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.

B. Thị trường tiêu thụ.

C. Chính sách và xu thế phát triển.

D. Dân số và nguồn lao động.

Trắc nghiệm Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu những thập thế kỉ trước đây dân số thế giới tăng chậm do

A. chiến tranh, dịch bệnh và y tế kém.

B. dịch bệnh, đói kém và chiến tranh.

C. dịch bệnh, thiên tai, tỉ lệ sinh thấp.

D. thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố dân cư trên thế giới?

A. Không đều trong không gian.

B. Hiện tượng xã hội có quy luật.

C. Có biến động theo thời gian.

D. Hình thức biểu hiện quần cư.

Câu 3. Nhân tố nào sau đây làm cho vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp?

A. Hoang mạc.

B. Rừng rậm.

C. Băng tuyết.

D. Núi cao.

Câu 4. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Hoang mạc, hải đảo.

B. Các trục giao thông.

C. Đồng bằng, trung du.

D. Ven biển, ven sông.

Câu 5. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới hiện nay là

A. châu Đại Dương.

B. Bắc Mĩ.

C. Trung - Nam Á.

D. Trung Phi.

Câu 6. Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới hiện nay là

A. Tây Âu.

B. Ca-ri-bê.

C. Nam Âu.

D. Đông Á.

Câu 7. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?

A. Đông Á.

B. Bắc Á.

C. Trung Á.

D. Tây Á.

Câu 8. Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư?

A. Mật độ dân số.

B. Cơ cấu dân số.

C. Quy mô số dân.

D. Loại quần cư.

Câu 9. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Mĩ.

B. Châu Á.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu vùng Đông Bắc Hoa Kì tập trung đông dân cư là do

A. di dân từ phía Nam, bờ Thái Bình Dương lên.

B. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.

C. điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu khoáng sản.

D. hoạt động nông nghiệp phát triển rất nhanh.

Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?

A. Tính chất của ngành sản xuất.

B. Các điều kiện của tự nhiên.

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

D. Trình độ phát triển sản xuất.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt là do

A. nghèo khoáng sản và địa hình thấp.

B. đất nghèo dinh dưỡng và ít sinh vật.

C. hoạt động nông nghiệp ít phát triển.

D. khí hậu khắc nghiệt, không có nước.

Câu 13. Dân cư trên thế giới thường tập trung đông ở đồng bằng là do

A. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, hạn hán).

B. có nhiều khoáng sản, nguồn nước phong phú.

C. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.

D. khí hậu mát mẻ, ổn định và tài nguyên đa dạng.

Câu 14. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Nam Á, Đông Á, Tây và Trung Âu.

B. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

C. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

D. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

Câu 15. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Các thung lũng, hẻm vực.

B. Vùng đồng bằng, ven biển.

C. Các ốc đảo và cao nguyên.

D. Miền núi, mỏ khoáng sản.

Trắc nghiệm Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản - Cánh diều

Câu 1. Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?

A. Củ cải đường.

B. Cao su.

C. Mía.

D. Cà phê.

Câu 2. Loại cây nào sau đây trồng được miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới?

A. Bông.

B. Đậu tương.

C. Mía.

D. Chè.

Câu 3. Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất

A. phù sa, cần có nhiều phân bón.

B. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

C. màu mỡ, cần nhiều phân bón.

D. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Câu 4. Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu

A. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

C. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

Câu 5. Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

A. Mía, đậu tương.

B. Đậu tương, củ cải đường.

C. Củ cải đường, chè.

D. Chè, đậu tương.

Câu 6. Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu

A. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

B. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

D. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

Câu 7. Loại cây nào sau đây không trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

A. Mía.

B. Cà phê.

C. Cao su.

D. Chè.

Câu 8. Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ

A. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.

B. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.

C. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.

D. nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.

Câu 9. Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

C. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế.

D. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.

Câu 10. Cây cao su thích hợp nhất với loại đất nào sau đây?

A. Đất ba dan.

B. Đất đen.

C. Phù sa cổ.

D. Phù sa mới.

Câu 11. Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm nào sau đây?

A. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây cận nhiệt.

B. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây nhiệt đới.

C. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ôn đới.

D. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Câu 12. Loại cây nào sau đây trồng ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa?

A. Chè.

B. Củ cải đường.

C. Cao su.

D. Bông.

Câu 13. Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu

A. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

B. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

D. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Câu 14. Loại cây nào sau đây không trồng ở miền nhiệt đới?

A. Mía.

B. Cà phê.

C. Cao su.

D. Củ cải đường.

Câu 15. Cây lương thực bao gồm có

A. lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.

B. lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.

C. lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.

D. lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới(sách cũ)

Câu 1: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo

A. Thời gian.

B. Độ cao và hướng địa hình.

C. Vĩ độ.

D. Khoảng cách gần hay xa đại dương.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là

A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.

B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.

C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ.

D. Góc chiếu của tia sang mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.

Câu 3: Vòng đai nóng trên trái đất có vị trí

A. Nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc.

B. Nằm giữa các vĩ tuyến 5oB và 5oN.

C. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20oC.

D. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 20oC của tháng nóng nhất.

Câu 4: Vòng đai ôn hòa trên trái đất có vị trí

A. Nằm giữa chí tuyến và vòng cực.

B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt năm + 20oC và đường đẳng nhiệt + 10oC của tháng nóng nhất.

C. Nằm từ vĩ tuyến 30o đến vĩ tuyến 50o.

D. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt + 20oC và + 10oC của tháng nóng nhất.

Câu 5: Vòng đai lạnh trên trái đất có vị trí

A. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC của tháng nóng nhất .

B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC.

C. Nằm từ vĩ tuyến 50o đến vĩ tuyến 70o.

D. Nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70o.

Câu 6: Vòng đai băng giá vĩnh cửu có đặc điểm

A. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.

B. Nằm bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.

C. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực, nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC.

D. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.

Câu 7: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới ?

A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới .

B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn.

C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn.

D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực.

Câu 8: Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây ?

A. Vòng tuần hoàn của nước.

B. Các hoàn lưu trên đại dương.

C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.

D. Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao.

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là

A. Sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ve bờ.

B. Độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.

C. Năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

D. Năng lượng bên ngoai trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất.

Câu 10: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là

A. Sự giảm nahnh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.

B. Sự giảm nhanh lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao.

C. Sự giảm nhanh nhiệt độ, khí áp và mật độ không khí theo độ cao.

D. Sự giảm nhanh nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao .

Câu 11: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là

A. Sự phân bố của các vanh đai nhiệt theo độ cao.

B. Sự phân bố của các vanh đai khí áp theo độ cao.

C. Sự phân bố của các vanh đai khí hậu theo độ cao.

D. Sự phân bố của cac vanh đai đất và thực vật theo độ cao.

Câu 12: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là

A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.

B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.

C. Sự hình thành của các vanh đai đảo, quần đảo ven các lục địa.

D. Các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.

Câu 13: Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là

A. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.

B. Sự thay đổi của lượng mưa theo kinh độ.

C. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ.

D. Sự thay đổi các nhôm đất theo kinh độ.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: