Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24 có đáp án Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức
Câu 13. Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. làm thay đổi sự phân bố dân cư .
B. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.
C. ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/95, địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là
A. Dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố nhỏ.
B. Dân cư thành thị có xu hướng di cư về nông thôn.
C. Dân nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều.
D. Lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/95, địa lí 10 cơ bản.
Câu 15. Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do
A. Các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).
B. Tác động của các loại đất, nhóm đất.
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. Các nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
Đáp án C.
Giải thích: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 16: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động.
Đáp án B.
Giải thích: Biểu hiện của đô thị hóa là dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
- Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
- Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
- Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
Câu 17: Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa là
A. Thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân.
B. Tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động.
C. Gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị.
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án C.
Giải thích: Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đầu tư… từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị => Như vậy gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa.
Câu 18. Tại sao vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp?
A. Núi cao.
B. Băng tuyết.
C. Hoang mạc.
D. Rừng rậm.
Đáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân làm cho vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp chủ yếu là do đây là vùng có băng tuyết bao phủ quanh năm.
Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?
A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Đáp án D.
Giải thích: Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đầu tư… từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị => Như vậy đô thị hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động không phải là tác động tiêu cực.
Câu 20. Dân số thế giới tăng hay giảm là do
A. Sinh đẻ và tử vong.
B. Số trẻ tử vong hằng năm.
C. Số người nhập cư .
D. Số người xuất cư.
Đáp án A.
Giải thích: Dân số thế giới tăng hay giảm là do sinh đẻ và tử vong.
Câu 21. Tại sao tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng?
A. môi trường sống thuận lợi.
B. dễ kiếm việc làm.
C. thu nhập cao.
D. đời sống khó khăn, mức sống thấp.
Đáp án D.
Giải thích: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng lên chủ yếu là do đời sống khó khăn, mức sống thấp, các thiên tai thiên nhiên thường xuyên xảy ra,…
Câu 22: Vì sao có lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi?
A. Giao thông vận tải, thông tin liệc lạc phát triển, sự giao lưu dễ dàng.
B. Dân cư thành thị di cư về nông thôn mang theo lối sống thành thị.
C. Dân nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều.
D. Kinh tế ở nông thôn ngày càng phát triển.
Đáp án D.
Giải thích: Kinh tế nông thôn phát triển, các tiến bộ về khoa học kĩ thuật được áp dụng phổ biến, nhiều công trình kiến trúc hạ tầng được nâng cấp xây dựng mới, công nghiệp dịch vụ phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt như: kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật,….
Câu 23: Đô thị hóa là một quá trình tích cực khi
A. Dân tự phát di cư vào đô thị.
B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
C. Gắn liền với công nghiệp hóa.
D. Quy mô các đô thị không quá lớn.
Đáp án C.
Giải thích: Đô thị hóa phát triển gắn liền với công nghiệp hóa sẽ có nhiều tác động tích cực. Đô thị hóa vai trò thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn); các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại => Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ -> đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Câu 24. Hai đồng bằng lớn ở nước ta có mật độ trung bình chênh nhau 3 lần. Điều này có thể giải thích bởi lý do:
A. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Điều kiện về tự nhiên.
C. Tính chất của nền kinh tế.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Đáp án D.
Giải thích: Hai đồng bằng lớn ở nước ta có mật độ trung bình chênh nhau 3 lần. Điều này có thể giải thích bởi lý do lịch sử khai thác lãnh thổ. Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác từ lâu đời còn đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác khoảng 200 năm nay.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: