Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai - Kết nối tri thức

Câu 1. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp với vai trò vừa là lực lượng sản xuất, vừa là đối tượng tiêu thụ là

A. thị trường tiêu thụ.

B. quan hệ sở hữu ruộng đất.

C. dân cư - lao động.

D. tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

Câu 2. Phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai nhằm mục đích nào sau đây?

A. Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ.

B. Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.

C. Giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng của xã hội.

D. Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất (thuỷ canh, khí canh,...).

Câu 3. Việc hình thành các cánh đồng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Tăng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu về nông sản.

B. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

C. Tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hoà lợi ích cao.

D. Nâng cao năng suất, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Câu 4. Ở các nước phát triển phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất từ

A. trang trại.

B. hộ gia đình.

C. vùng nông nghiệp.

D. nông trường.

Câu 5. Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là

A. chuồng trại.

B. chăn thả.

C. bán chuồng trại.

D. tập trung công nghiệp.

Câu 6. Điều kiện kinh tế - xã hội

A. có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

B. chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố của một số ít loại cây trồng.

C. có ý nghĩa quyết định đến trình độ phát triển và phân bố nông nghiệp.

D. ít ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.

Câu 7. Nền nông nghiệp hiện đại ra đời nhằm mục đích nào sau đây?

A. Khắc phục những khó khăn trong sản xuất.

B. Tạo ra số lượng nông sản ngày càng lớn hơn.

C. Loại bỏ ảnh hưởng của tự nhiên với sản xuất.

D. Hình thành các vùng quảng canh rộng lớn.

Câu 8. Trong giai đoạn hiện nay, các hợp tác xã hoạt động phù hợp có hiệu quả thường là

A. hợp tác xã thủy sản, nông sản.

B. hợp tác xã dịch vụ, kĩ thuật.

C. hợp tác xã chế biến và tiêu thụ nông sản.

D. hợp tác xã tín dụng.

Câu 9. Đối tượng của lao động trong sản xuất nông nghiệp là

A. chú trọng chăn nuôi, hạn chế ngành trồng trọt.

B. ngày càng ít nhưng chất lượng ngày càng cao.

C. ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu xã hội.

D. chủ yếu ứng dụng công nghệ cao, giống lai tạo.

Câu 10. Số lượng các vùng nông nghiệp hiện nay ở nước ta là

A. 7.

B. 6.

C. 4.

D. 5.

Câu 11. Việc tăng cường liên kết giữa các khâu trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Nâng cao năng suất, thích nghi với biến đổi khí hậu.

B. Tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hoà lợi ích cao.

C. Tăng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu về nông sản.

D. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Câu 12. Nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới hình thức tố chức sản xuất nông nghiệp là

A. sinh vật và nguồn nước.

B. khí hậu, các dạng địa hình.

C. quan hệ sở hữu ruộng đất.

D. dân cư và nguồn lao động.

Câu 13. Ở nước ta, các nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở

A. vùng đông dân, thị trường tiêu thụ lớn.

B. vùng trung du, cao nguyên, các vùng đất mới khai khẩn.

C. vùng dân cư thưa thớt, gần biên giới.

D. gần các trung tâm công nghiệp chế biến.

Câu 14. Định hướng quan trọng để tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích là

A. sử dụng tối đa sức lao động.

B. hình thành các cánh đồng lớn.

C. tăng cường hợp tác sản xuất.

D. ứng dụng mạnh mẽ công nghệ.

Câu 15. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

B. Tăng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu về nông sản.

C. Nâng cao năng suất, thích nghi với biến đổi khí hậu.

D. Tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hoà lợi ích cao.

Trắc nghiệm Bài 26: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Quốc gia nào sau đây không có diện tích rừng trồng vào loại lớn nhất thế giới?

A. Trung Quốc.

B. LB Nga.

C. Bra-xin.

D. Ấn Độ.

Câu 2. Loại cây nào sau đây không trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

A. Cao su.

B. Chè.

C. Cà phê.

D. Mía.

Câu 3. Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu

A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

Câu 4. Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?

A. Cao su.

B. Củ cải đường.

C. Mía.

D. Cà phê.

Câu 5. Do con người khai thác quá mức nên hiên nay tài nguyên rừng trên thế giới đang xảy ra tình trạng nào dưới đây?

A. Rừng tự nhiên tăng lên.

B. Đang dần được khôi phục.

C. Suy giảm nghiêm trọng.

D. Chất lượng rừng nghèo.

Câu 6. Nhận định nào sau đây không phải vai trò của rừng?

A. Cung cấp lương thực, tinh bột.

B. Điều hòa nước ở trên mặt đất.

C. Là lá phổi xanh của Trái Đất.

D. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

Câu 7. Ngành lâm nghiệp không có hoạt động nào sau đây?

A. Tái chế gỗ.

B. Trồng rừng.

C. Khai thác gỗ.

D. Bảo vệ rừng.

Câu 8. Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu

A. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

D. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Câu 9. Cây cao su thích hợp nhất với loại đất nào sau đây?

A. Phù sa mới.

B. Đất đen.

C. Phù sa cổ.

D. Đất ba dan.

Câu 10. Đối tượng của ngành lâm nghiệp là

A. phân bố không gian rộng lớn và chủ yếu ở vùng núi.

B. tiến hành trên quy mô rộng, hoạt động ở ngoài trời.

C. các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài và chậm.

D. đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

Câu 11. Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu

A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

C. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

D. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

Câu 12. Loại cây nào sau đây không trồng ở miền nhiệt đới?

A. Mía.

B. Cao su.

C. Củ cải đường.

D. Cà phê.

Câu 13. Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

A. Củ cải đường, chè.

B. Đậu tương, củ cải đường.

C. Mía, đậu tương.

D. Chè, đậu tương.

Câu 14. Ngành lâm nghiệp gồm có các hoạt động nào sau đây?

A. Khai thác rừng tự nhiên, trồng và bảo vệ rừng trồng.

B. Bảo vệ rừng, trồng cây gỗ lớn và khai thác gỗ tròn.

C. Trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ.

D. Trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của thế giới hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng do

A. khai thác quá mức, cháy rừng.

B. chiến tranh xảy ra nhiều nơi.

C. các thiên tai thiên nhiên nhiều.

D. thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.

Trắc nghiệm Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ - Cánh diều

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với ngành dịch vụ?

A. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

B. Ít tác động đến tài nguyên môi trường.

C. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.

D. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất.

Câu 2. Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

A. Bảo hiểm.

B. Tài chính.

C. Các hoạt động đoàn thể.

D. Giao thông vận tải.

Câu 3. Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm các dịch vụ tiêu dùng?

A. Hành chính công.

B. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.

C. Thông tin liên lạc.

D. Hoạt động đoàn thể.

Câu 4. Mạng lưới ngành dịch vụ có qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc điểm nào sau đây?

A. Trình độ phát triển kinh tế.

B. Mức sống và thu nhập thực tế.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Quy mô và cơ cấu dân số.

Câu 5. Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ không phải bởi lí do nào sau đây?

A. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn, nhiều lao động trình độ cao.

B. Có sức thu hút lớn đối vớidân cư vùng nông thôn và miền núi.

C. Thường là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, địa phương.

D. Thường là các trung tâm công nghiệp cần nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh.

Câu 6. Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ?

A. Tiêu dùng.

B. Bảo hiểm.

C. Dịch vụ công.

D. Kinh doanh.

Câu 7. Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất đến sức mua và nhu cầu dịch vụ là

A. truyền thống văn hóa.

B. năng suất lao động xã hội.

C. sự phân bố các điểm dân cư.

D. mức sống và thu nhập thực tế.

Câu 8. Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. Hoạt động đoàn thể.

B. Thông tin liên lạc.

C. Hành chính công.

D. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.

Câu 9. Trung Tâm dịch vụ lớn nhất ở khu vực Đông Á là

A. Tô-ky-ô.

B. Thượng Hải.

C. Xơ-un.

D. Bắc Kinh.

Câu 10. Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

A. Các hoạt động đoàn thể.

B. Giao thông vận tải.

C. Bảo hiểm.

D. Tài chính.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh tới tốc độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ?

A. Trình độ phát triển kinh tế.

B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.

Câu 12. Đối với việc hình thành các điểm du lịch, nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng là

A. tài nguyên du lịch.

B. sự phân bố các điểm dân cư.

C. trình độ phát triển kinh tế.

D. cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng.

Câu 13. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến

A. Hình thức tổ chức và mạng lưới ngành dịch vụ.

B. Sự ra đời của ngành dịch vụ.

C. Chất lượng lao động ngành dịch vụ.

D. Cơ cấu ngành dịch vụ.

Câu 14. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm?

A. 5 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 2 nhóm.

D. 4 nhóm.

Câu 15. Các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản,… thuộc nhóm ngành dịch vụ nào sau đây?

A. Dịch vụ kinh doanh.

B. Dịch vụ tư.

C. Dịch vụ công.

D. Dịch vụ tiêu dùng.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế(sách cũ)

Câu 1: Nguồn lực là

A. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.

B. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

C. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.

D. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

Câu 2: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.

A. Vai trò.

B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

C. Mức độ ảnh hưởng.

D. Thời gian.

Câu 3: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Vốn.

C. Vị trí địa lí.

D. Thị trường.

Câu 4: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành :

A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.

C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Câu 5: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố

A. Cần thiết cho quá trình sản xuất.

B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.

C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.

D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Câu 6: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là

A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

B. Vốn.

C. Thì trường tiêu thụ.

D. Con người.

Câu 7: Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.

C. Quyết định sự phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người.

D. Sự giâu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Câu 8: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là

A. Nguồn lực tự nhiên.

B. Nguồn lực kinh tế - xã hội.

C. Nguồn lực bên trong.

D. Nguồn lực bên ngoài.

Câu 9: Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là

A. Nguồn lực tự nhiên.

B. Nguồn lực tự nhiên – xã hội.

C. Nguồn lực từ bên trong.

D. Nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 10: Nguồn lực bên trong có vai trò

A. Quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

B. Quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

D. ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

Câu 11: Nguồn lực bên ngoài có vai trò

A. Quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

B. Quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

C. Rất ít tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

D. To lớn, góp phần quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

Câu 12: Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài

A. Luôn đối nghịch nhau.

B. Luôn hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.

C. Luôn đứng độc lập, không có sự hợp tác.

D. Chỉ hợp tác với nhau ở một số khía cạnh.

Câu 13: Để nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, các nước đang phát triển phải

A. Khai thác triệt để các nguồn nhân lực của đất nước.

B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực có sẵn kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài.

C. Dựa hoàn toàn vào các nguồn lực bên ngoài.

D. Sử dụng các nguồn lực bên trong, không sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 14: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm:

A. Nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng dịch vụ.

B. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư.

C. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

D. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

Câu 15: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là

A. Cơ cấu nghành kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu lãnh thổ.

D. Cơ cấu lao động.

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây đúng với cơ cấu nghành kinh tế ?

A. Ổn định về tỉ trọng giữa các nghành.

B. Thay đổi phù hợp với trình độ phát triển sản xuất.

C. Giống nhau giữa các nước, nhóm nước.

D. Không phản ánh được trình độ phát triển của các quốc gia.

Cho bảng số liệu

Nhóm nước Năm 1990 Năm 2012
Nông-lân-ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Nông-lân-ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
Các nước phát triển 3 33 64 1,6 24,4 74,0
Các nước đang phát triển 29 30 41 9,3 38,8 51,9
Thế giới 6 34 60 3,8 28,4 67,8

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGHÀNH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM

Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 17 đến 19.

Câu 17: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng nghành nông - lâm – ngư nghiệp rất nhỏ, tỉ trọng nghành dịch vụ rất cao.

B. Tỉ trọng nghành nông - lâm – ngư nghiệp còn tương đối nhỏ.

C. Tỉ trọng các nghành tương đương nhau.

D. Tỉ trọng nghành công nghiệp – xây dựng cao nhất.

Câu 18: Cơ cấu nghành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp rất cao.

B. Tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm nhanh.

C. Tỉ trọng các nghành tương đương nhau.

Câu 19: Cơ cấu nghành kinh tế của các nhóm nước và thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng nghành công nghiệp – xây dựng.

B. Tăng tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng nhanh dịch vụ.

C. Giữ nguyên tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, thay đổi tỉ trọng nhanh công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

D. Giảm tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng nghành dịch vụ.

Câu 20: Cơ cấu kinh tế được hình thành dựa trên chế độ sở hữu là

A. Cơ cấu lãnh thổ.

B. Cơ cấu nhanh và thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế.

D. Cơ cấu nhanh kinh tế.

Câu 21: Cơ cấu thành phần kinh tế đng diễn ra theo hướng.

A. Tăng cường vai trò kinh tế Nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế ngoài Nhà nước.

B. Phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức kinh doanh.

C. Hạn chế sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

D. Tập trung cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, coi nhẹ khu vực kinh tế trong nước.

Câu 22: Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của

A. Sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.

B. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: