Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 25 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 25. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức
Câu 1. Quốc gia nào sau đây có ngành chăn nuôi ngọc trai phát triển nhất?
A. Trung Quốc.
B. Việt Nam.
C. Hàn Quốc.
D. Hoa Kì.
Đáp án đúng là: A
Nước có ngành chăn nuôi ngọc trai phát triển nhất hiện nay là Trung Quốc, tiếp đó là Nhật Bản, Pháp, Hoa Kì, Canada, Hàn Quốc và các quốc gia ở khu vực Đông Nam
Câu 2. Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm mà không gây béo phì cho con người là
A. trứng, sữa.
B. thịt trâu.
C. thuỷ sản.
D. lúa gạo.
Đáp án đúng là: C
Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm mà không gây béo phì cho con người là thủy sản, phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...
Câu 3. Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào sau đây?
A. Nuôi trồng, bảo vệ và khai hoang.
B. Khoan nuôi, đánh bắt và bảo vệ.
C. Khai thác, chế biến và nuôi trồng.
D. Bảo vệ, khai thác và nuôi trồng.
Đáp án đúng là: C
Sản xuất thuỷ sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.
Câu 4. Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành sản xuất thủy sản là
A. địa hình và nguồn hải sản.
B. khí hậu và dạng địa hình.
C. nguồn nước và khí hậu.
D. sinh vật và nguồn nước.
Đáp án đúng là: C
Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.
Câu 5. Hiện nay, nguồn thuỷ sản được cung cấp chủ yếu trên thế giới từ khai thác
A. thủy sản nước lợ.
B. thuỷ sản nuôi trồng.
C. thuỷ sản nước mặn.
D. thuỷ sản nươc ngọt.
Đáp án đúng là: B
Nguồn thuỷ sản được cung cấp chủ yếu trên thế giới là nguồn thủy sản nuôi trồng. Thuỷ sản nuôi trồng chiếm 54% tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới, trong đó nuôi nước ngọt chiếm 62,5% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trên thế giới (năm 2019).
Câu 6. Nguồn thủy sản có được để cung cấp cho thế giới chủ yếu khai thác từ
A. biển, đại dương.
B. sông, suối, hồ.
C. ao, hồ và đầm.
D. vịnh, cửa sông.
Đáp án đúng là: A
Vùng biển đại dương trên thế giới có nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn => Do vậy phần lớn thủy sản khai thác chủ yếu là từ các biển và đại dương. Năm 2019, sản lượng khai thác chiếm khoảng 46 % tổng sản lượng thuỷ sản. Các nước có sản lượng thuỷ sản khai thác nhiều trên thế giới là Trung Quốc, Pê-xu, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kì,...
Câu 7. Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn thường ở khu vực
A. ngoài biển.
B. vịnh.
C. đầm phá.
D. cửa sông.
Đáp án đúng là: B
Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn thường được nuôi trồng ở các khu vực vùng vịnh.
Câu 8. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước
A. nước mặn và nước ngọt.
B. nước ngọt và nước lợ.
C. sông hồ và nước mặn.
D. nước lợ và nước mặn.
Đáp án đúng là: D
Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
Câu 9. Phát triển ngành sản xuất nào sau đây góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia?
A. Thủy sản.
B. Lâm sản.
C. Nông sản.
D. Khoáng sản.
Đáp án đúng là: A
Phát triển ngành sản xuất thủy sản góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
Câu 10. Châu lục nào nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?
A. Châu Âu.
B. Châu Phi.
C. Châu Á.
D. Châu Mỹ.
Đáp án đúng là: C
Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn. Các nước nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...
Câu 11. Ở Đông Nam Á, các quốc gia nào sau đây nuôi trồng nhiều thuỷ sản nhất?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
B. Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a.
C. Việt Nam, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
Đáp án đúng là: A
Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Các nước nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...
Câu 12. Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?
A. Dân cư.
B. Nguồn vốn.
C. Chính sách.
D. Công nghệ.
Đáp án đúng là: D
Công nghệ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Câu 13. Ngành thủy sản không có hoạt động nào sau đây?
A. Khai hoang.
B. Nuôi trồng.
C. Chế biến.
D. Khai thác.
Đáp án đúng là: A
Sản xuất thuỷ sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.
Câu 14. Ở châu Á, quốc gia nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới không phải là
A. Trung Quốc.
B. Việt Nam.
C. Hàn Quốc.
D. Ấn Độ.
Đáp án đúng là: C
Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Các nước nuôi trồng nhiều thuỷ sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...
Câu 15. Tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được của ngành thủy sản là
A. diện tích mặt đất, chuyên môn của lao động.
B. diện tích mặt đất, chất lượng nguồn nước.
C. diện tích mặt nước, chất lượng nguồn lực.
D. diện tích mặt nước, chất lượng nguồn nước.
Đáp án đúng là: D
Diện tích mặt nước và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được.
Trắc nghiệm Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến
A. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
B. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
C. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
Đáp án đúng là: A
Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tiến bộ khoa học - công nghệ giúp nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước có vai trò điều tiết sản xuất, ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa sản xuất.
Câu 2. Nguồn thức ăn không ảnh hưởng nhiều đến
A. hình thức chăn nuôi.
B. giống các vật nuôi.
C. phân bố chăn nuôi.
D. cơ cấu vật nuôi.
Đáp án đúng là: B
Nguồn thức ăn ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu vật nuôi, hình thức chăn nuôi và phân bố chăn nuôi. Ví dụ: Có nhiều đồng cỏ thì chăn nuôi gia súc phát triển mạnh, hình thức chăn nuôi trang trại và tự nhiên,… Ở vùng đồng bằng, có nhiều phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn công nghiệp đa dạng nên cơ cấu chăn nuôi đa dạng, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm,…
Câu 3. Nguồn nước có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
B. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
C. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
D. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thuỷ sản.
Câu 4. Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành trồng trọt là
A. quy mô sản xuất trên một diện tích lớn.
B. sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
D. sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
Đáp án đúng là: D
Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt.
Câu 5. Địa hình có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
B. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
C. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
D. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
Đáp án đúng là: A
Địa hình với các yếu tố như dạng địa hình, độ cao, độ dốc,... sẽ ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Câu 6. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến
A. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
C. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
D. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tiến bộ khoa học - công nghệ giúp nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước có vai trò điều tiết sản xuất, ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa sản xuất.
Câu 7. Khí hậu và nguồn nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp?
A. Lựa chọn phương thức sản xuất trong nông nghiệp.
B. Quy định sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
C. Quy mô và hình thức trong sản xuất nông nghiệp.
D. Xác định cơ cấu vật nuôi, cơ cấu mùa vụ của cây trồng.
Đáp án đúng là: D
Khí hậu và nguồn nước ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ. Đồng thời tác động đến tính ổn định hay bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 8. Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào
A. nguồn nước tưới.
B. diện tích đất.
C. chất lượng đất.
D. độ nhiệt ẩm.
Đáp án đúng là: B
Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào diện tích đất. Diện tích đất càng rộng thì quy mô sản xuất nông nghiệp càng lớn (từ hộ gia đình, hợp tác xã đến trang trại, vùng công nghiệp,…), diện tích đất hẹp thì quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ.
Câu 9. Vai trò quan trọng nhất của ngành sản xuất nông nghiệp là
A. nguồn thức ăn quan trọng cho ngành chăn nuôi.
B. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
C. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
Đáp án đúng là: D
Vai trò quan trọng nhất của ngành sản xuất nông nghiệp là cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
Câu 10. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước có vai trò thế nào đến sản xuất nông nghiệp?
A. Sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. Năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
C. Điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
D. Quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
Đáp án đúng là: C
Cơ sở vật chất - kĩ thuật ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tiến bộ khoa học - công nghệ giúp nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước có vai trò điều tiết sản xuất, ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa sản xuất.
Câu 11. Khí hậu có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
B. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
C. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
D. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu với các yếu tố như chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,... sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây của đất trồng ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp?
A. Tính chất đất.
B. Độ phì đất.
C. Màu sắc đất.
D. Quỹ đất.
Đáp án đúng là: C
- Quỹ đất quyết định đến quy mô và các phương pháp áp dụng kĩ thuật tỏng sản xuất nông nghiệp.
- Tính chất đất và độ phì của đất ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và lựa chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp.
- Màu sắc của đất ít có sự ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.
Câu 13. Thổ nhưỡng có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
B. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
C. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
D. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
Đáp án đúng là: C
Đất đai với các yếu tố như quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Câu 14. Nguồn nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến
A. điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa.
B. quy mô, hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
C. năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
D. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thuỷ sản.
Câu 15. Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có biểu hiện nào sau đây?
A. Đẩy mạnh sản xuất quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.
B. Tập trung vào sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước.
C. Sử dụng nhiều lao động và công cụ thủ công vào trong sản xuất.
D. Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biển nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm.
Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều
Câu 1. Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm có
A. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
B. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
C. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
D. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
Đáp án đúng là: A
Trung tâm công nghiệp bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
Câu 2. Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là
A. điểm công nghiệp.
B. xí nghiệp công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. khu công nghiệp.
Đáp án đúng là: B
Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là các xí nghiệp công nghiệp.
Câu 3. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Diện tích lớn nhất.
B. Phức tạp nhất.
C. Đơn giản nhất.
D. Trình độ cao nhất.
Đáp án đúng là: C
Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, thường gắn với một điểm dân cư, phân bố gần các vùng nguyên - nhiên liệu.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng với điểm công nghiệp?
A. Gắn với đô thị vừa và lớn, vị trí địa lí thuận lợi.
B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguyên nhiên liệu.
C. Có các xí nghiệp nòng cốt, bổ trợ và phục vụ.
D. Bao gồm khu công nghiệp và điểm công nghiệp.
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm của điểm công nghiệp là
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).
- Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau.
Câu 5. Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là
A. không gian rộng lớn, nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp.
B. Sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư.
C. Có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta với ranh giới rõ ràng.
D. có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị.
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là vùng có không gian rộng lớn, có nhiều ngành công nghiệp với nhiều xí nghiệp công nghiệp.
Câu 6. Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của
A. vùng công nghiệp.
B. trung tâm công nghiệp.
C. khu công nghiệp tập trung.
D. điểm công nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Sự tập hợp của nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp là đặc điểm của vùng công nghiệp.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?
A. Chi phí sản xuất thấp.
B. Tập trung nhiều xí nghiệp.
C. Có vị trí địa lí thuận lợi.
D. Có ranh giới không rõ.
Đáp án đúng là: D
Một trong những đặc điểm của khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp -> Nhận định: Có ranh giới không rõ không phải đặc điểm của khu công nghiệp.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không hoàn toàn đúng với vùng công nghiệp?
A. Gắn với một đô thị vừa và lớn.
B. Bao gồm điểm, khu, trung tâm.
C. Là một vùng lãnh thổ rộng lớn.
D. Có một số các ngành chủ yếu.
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm gắn với một đô thị vừa và lớn là của trung tâm công nghiệp, không phải đặc điểm của vùng công nghiệp.
Câu 9. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây không có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ công nghiệp?
A. Khu công nghiệp.
B. Điểm công nghiệp.
C. Vùng công nghiệp.
D. Trung tâm công nghệp.
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm của điểm công nghiệp hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng. Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên và các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp?
A. Có các xí nghiệp nòng cốt, bổ trợ và phục vụ.
B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguyên nhiên liệu.
C. Gắn với đô thị vừa và lớn, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Bao gồm khu công nghiệp và điểm công nghiệp.
Đáp án đúng là: B
Một số đặc điểm của trung tâm công nghiệp là
- Gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
- Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
- Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
- Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.
- Có quy mô khác nhau phụ thuộc vào vai trò, giá trị sản xuất công nghiệp và tính chất chuyên môn hóa.
Câu 11. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của
A. điểm công nghiệp.
B. khu công nghiệp tập trung.
C. vùng công nghiệp.
D. trung tâm công nghiệp.
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm nổi bật của điểm công nghiệp là:
- Có một, hai hoặc ba xí nghiệp.
- Phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu.
- Đồng nhất với một điểm dân cư.
Câu 12. Điểm công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Gồm nhiều xí nghiệp tập trung, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.
C. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và không bao gồm điểm dân cư.
D. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố cách xa vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư.
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm nổi bật của điểm công nghiệp là:
- Có một, hai hoặc ba xí nghiệp
- Phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu.
- Đồng nhất với một điểm dân cư.
Câu 13. Trung tâm công nghiệp thường là
A. các vùng lãnh thổ rộng lớn.
B. các thành phố vừa và lớn.
C. tổ chức ở trình độ thấp.
D. các thành phố nhỏ.
Đáp án đúng là: B
Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi,...
Câu 14. Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào sau đây?
A. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.
B. Gắn với đô thị vừa và lớn.
C. Có ranh giới địa lí xác định.
D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.
Đáp án đúng là: C
Khu công nghiệp tập trung có ranh giới địa lí xác định, phân bố ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (gần sân bay, đường ô tô, cảng biển,…), nằm tách biệt với khu dân cư.
Câu 15. Vùng công nghiệp không phải cùng sử dụng
A. nguồn lao động.
B. cơ sở hạ tầng.
C. hệ thống năng lượng.
D. nguồn nguyên liệu.
Đáp án đúng là: D
Một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp là có một số nhân tố tạo vùng tương đồng (như cùng sử dụng một hay một số loại tài nguyên; sử dụng nhiều lao động; sử dụng chung hệ thống năng lượng, giao thông vận tải,...).
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 25: Thực hành: Phân tích bản đồ phân nố dân cư thế giới(sách cũ)
Dựa vào bảng 22, hình 25 SGK Địa lí 10, trả lời các câu hỏi sau :
Câu 1: Nhận xét nào dưới đây là đúng ?
A. Đại bộ phận dân cư trú ở bán cầu Nam.
B. Đại bộ phận dân cư cư trú ở bán cầu Bắc.
C. Đại bộ phận dân cư cư trú từ 60o bắc trở lên.
D. Đại bộ phận dân cư cư trú từ 40o nam trở xuống.
Đáp án: B
Giải thích: Diện tích lục địa chủ yếu ở bán cầu Bắc và đại bộ phận dân cư cũng cư trú ở bán cầu Bắc. Nhiều nhất ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Câu 2: Khu vực dân cư phân bố trù mật nhất là
A. Tây Âu, Nam Á, Đông Nam Á và Nam Á.
B. Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Bắc Phi ,Tây Nam Á.
C. Nam Mĩ, Bắc Á, Ô-xtrây-li-a, Nam Phi.
D. Các đảo phía bắc, ven xích đạo, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.
Đáp án: A
Giải thích:
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều theo không gian.
- Mật độ dân số cao nhất ở Tây Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung – Nam Á với mật độ dân số trên 100 người/km2.
- Mật độ dân số thấp ở châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung – Nam Phi, Nam Mỹ,… với mật độ dân số dưới 50 người/km2.
Câu 3: Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở
A. Châu Mĩ C. Châu Đại Dương
B. Châu Phi D. Châu Á
Đáp án: D
Giải thích: Đại bộ phận dân cư sống ở châu Á (Đông Á, Đông Nam Á, Nam – Trung Á,…) và thưa ở châu Đại Dương, châu Phi.
Câu 4: Khu vực nào dưới đây có mật độ dân số dưới 10 người/km2 ?
A. Tây Âu C. Đông Nam Á
B. Ô-xtrây-li-a D. Nam Á
Đáp án: B
Giải thích: Dân cư thưa ở châu Đại Dương, châu Phi. Thậm chí ở châu Đại Dương còn có mật độ khoảng 5 người/km2.
Câu 5: Khu vực nào dưới đây có mật độ dân số từ trên 200 người/km2 ?
A. In-đô-nê-xi-a B. Phía Đông Trung Quốc.
C. Hoa Kì. D. Liên Bang Nga.
Đáp án: B
Giải thích: Đại bộ phận dân cư sống ở châu Á như Đông Á, Đông Nam Á, Nam – Trung Á,... Trong đó ở khu vực phía Đông Trung Quốc có mật độ dân số trên 200 người/km2.
Câu 6: Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là những nơi
A. Có đất đai màu mỡ,có mức độ tập trung công nghiệp cao.
B. Có địa hình cao, khí hậu mát mẻ, có đặc điểm đu lịch.
C. Có lượng mưa rất lớn, có rừng rậm phát triển.
D. Có mặt bằng lớn, có công nghiệp khai thác khoáng sản.
Đáp án: A
Giải thích: Những nơi dân cư tập trung đông đúc như Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,… thường là các vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai mãu mỡ, khí hậu ấm áp - ôn hòa thuận lợi cho các hoạt động cư trú, sản xuất, phát triển kinh tế với mức độ tập trung công nghiệp cao,…
Câu 7: Khu vực nào sau đây dân cư thường tập trung đông đúc hơn ?
A. Khu vực trồng cây công nghiệp dài ngày.
B. Khu vực trồng lúa nước.
C. Khu vực trồng cây ăn quả.
D. Khu vực trồng rừng.
Đáp án: B
Giải thích: Những nơi dân cư tập trung đông đúc như Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,… thường là các vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai mãu mỡ, khí hậu ấm áp - ôn hòa thuận lợi cho các hoạt động cư trú, sản xuất,... Đồng thời, những nơi tập trung dân cư đông đúc thường là những nơi có nền văn minh lúa nước lâu đời.
Câu 8: Tại sao vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt.
A. Đất nghèo dinh dưỡng.
B. Không sản xuất được lúa gạo.
C. Nghèo khoáng sản.
D. Khí hậu khắc nghiệt, không có nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Đáp án: D
Giải thích: Các vùng hoang mạc, bán hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt, không có nước cho sinh hoạt và sản xuất, sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm rất lớn,… nên không thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. Vì vậy, vùng hoang mạc, bán hoang mạc thường rất ít người sinh sống (chỉ có người sống ở các ốc đảo trong hoang mạc do có nước,…), mật độ dân cư thưa thớt,…
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: