Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 35 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án)
Câu 27. Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Sự phân bố các mạng lưới dịch vụ.
B. Nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
C. Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
D. Sức mua và nhu cầu dịch vụ.
Đáp án C.
Giải thích: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
Câu 28. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về ngành dịch vụ?
A. Tham gia khâu đầu tiên của các ngành sản xuất vật chất.
B. Gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên.
C. Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
D. Không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
Đáp án A.
Giải thích:
- Khái niệm dịch vụ: là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt =>
Đáp án C đúng.
- Công nghiệp và nông nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng dịch vụ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất =>
Đáp án D đúng.
- Dịch vụ vận tải có vai trò chuyên chở nguyên nhiên liệu từ nơi khai thác đến nhà máy sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu dùng -> như vậy nó tham gia vào cả khâu đầu tiên và cuối cùng của các ngành sản xuất vật chất => loại đáp án A.
- Hoạt động du lịch sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên (bãi biển, hang động, sông suối,…). Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên này (ví dụ: sau các mùa lễ hội -> nhiều bãi biển bị ô nhiễm nặng do rác thải con người) =>
Đáp án B đúng.
Câu 29. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ?
A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
B. Di tích lịch sử văn hóa.
C. Quy mô, cơ cấu dân số.
D. Mức sống và thu nhập của người dân.
Đáp án A.
Giải thích: Nhân tố ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ là việc tổ chức các hoạt động truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.
Câu 30. Nhận định nào sau đây là vai trò của ngành dịch vụ?
A. Hạn chế sự phát triển các ngành sản xuất vật chất trong nước.
B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo việc làm cho người dân.
C. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi tự nihên.
D. Sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.
Đáp án C.
Giải thích:
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.
- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.
Câu 31. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với đặc điểm nào dưới đây?
A. Các trung tâm công nghiệp.
B. Các ngành kinh tế mũi nhọn.
C. Sự phân bố dân cư.
D. Các vùng kinh tế trọng điểm.
Đáp án C.
Giải thích: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với dân cư và sự phân bố dân cư.
Câu 32. Sự phân bố dân cư gắn bó mật thiết với ngành dịch vụ nào dưới đây?
A. Dịch vụ công.
B. Dịch vụ tiêu dùng.
C. Dịch vụ kinh doanh.
D. Dịch vụ tư.
Đáp án B.
Giải thích: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành như: bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao,…) => Đây là những ngành phục vụ nhu cầu sử dụng của con người -> vì vậy sự phân bố của dịch vụ tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự phân bố của dân cư.
Câu 33. Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Cơ cấu ngành dịch vụ.
B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. Hình thành các điểm du lịch.
D. Mạng lưới ngành dịch vụ.
Đáp án D.
Giải thích: Mạng lưới ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư. Điều đó được thể hiện rất rõ ở các thành phố lớn và rất lớn ở trên thế giới.
Câu 34. Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Trình độ phát triển ngành dịch vụ.
B. Mức độ tập trung ngành dịch vụ.
C. Tổ chức dịch vụ.
D. Hiệu quả ngành dịch vụ.
Đáp án C.
Giải thích: Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động của ngành dịch vụ.
Câu 35. Nguyên nhân chủ yếu khiến TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ hàng đầu nước ta?
A. Dân cư đông, mật độ dân số cao, kết cấu dân số trẻ.
B. Trung tâm công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.
C. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục.
D. Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đáp án C.
Giải thích:
- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - công nghiệp lớn nhất khu vực phía Nam nước ta, vì vậy các hoạt động dịch vụ kinh doanh (giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, bất động sản,…) phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều trung tâm chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục hàng đầu của nước ta.
- TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt của nước ta, tập trung dân cư đông đúc từ nhiều vùng di cư về, mật độ dân số cao, lối sống thành thị phổ biến => nên nhu cầu dịch vụ hết sức đa dạng, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng (nhà hàng, khách sạn, làm đẹp,…).
=> Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh được xem là trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta.
Câu 36. Cho bảng số liệu
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014
Nước
Khách du lịch đến (triệu lượt)
Doanh thu du lịch (tỉ USD)
Pháp
83,8
66,8
Tây Ban Nha
65,0
65,1
Hoa Kì
75,0
75,0 220,8
Trung Quốc
55,6
56,9
Anh
32,6
62,8
Mê-hi-cô
29,3
16,6
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện số lượng khách du lịch của các quốc gia trên thế giới, năm 2014?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Cột.
D. Đường.
Đáp án C.
Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch của các quốc gia trên thế giới, năm 2014
Câu 37. Do du lịch là ngành phải đem lại sản phẩm chất lượng, hấp dẫn nên cần liêt kết với nhiều ngành kinh tế nên du lịch được coi là
A. Là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và phức tạp nhất.
B. Là ngành kinh tế tổng hợp, phụ thuộc vào các ngành kinh tế khác.
C. Là ngành kinh tế đơn giản vì phụ thuộc vào các ngành kinh tế khác.
D. Là ngành kinh tế đơn giản, tách biệt với các ngành kinh tế khác.
Đáp án A.
Giải thích: Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải, khách sạn. Muốn phát triển du lịch một cách bền vững ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy có thể nói rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và phức tạp nhất.
Câu 38. Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
B. Môi trường và sự an toàn giao thông.
C. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt.
D. Cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
Đáp án A.
Giải thích: Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Câu 39. Vì sao các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ?
1. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn.
2. Các thành phố thường là các trung tâm kinh tế, dịch vụ kinh doanh.
3. Các thành phố thường là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước, địa phương.
4. Dân cư đang dần chuyển đến, nhu cầu phục vụ đang lớn dần.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Đáp án A.
Giải thích: Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ là do ở các thành phố, thị xã thường có rất đông dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn; Các thành phố cũng thường là các trung tâm kinh tế, dịch vụ kinh doanh. Đồng thời các thành phố thường là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước, địa phương.
Câu 40. Ngành du lịch là ngành dịch vụ được ví là
A. ngành công nghiệp không khói.
B. ngành chỉ phát triển ở nước phát triển.
C. ngành thu lại ngoại tệ lớn nhất cho 1 quốc gia.
D. ngành hái ra tiền không cần đầu tư.
Đáp án A.
Giải thích:
- “Công nghiệp không khói” là ngành công nghiệp trong quá trình phát triển không xả thải ra môi trường các khí thải độc hại, gây ô nhiễm không khí. Du lịch phát triển chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên tự nhiên (danh lam thắng cảnh: sông hồ, biển, rừng, hang động…) và các di tích văn hóa lịch sử (chùa, đền, công trình kiến trúc…), hoạt động du lịch không cần phải xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vì vậy nó không thải ra môi trường các chất thải độc hại của công nghiệp.
- Mặt khác, du lịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường: Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn -> mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn, tạo nhiều việc làm, phối hợp và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, bảo vệ các giá trị văn hóa, môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành du lịch có thể gây ô nhiễm môi trường nếu chúng ta chỉ tập trung khai thác mà không chú trọng đến việc bảo vệ, tu bổ. Ví dụ như việc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm các bãi biển sau mỗi mùa du lịch.
=> Với đặc điểm phát triển và vai trò to lớn trên, ngành du lịch đã được ví là “ngành công nghiệp không khói”.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: